Những ngọn đèn vĩnh cửu đã được nhiều tác giả từ nhiều nơi trên thế giới ghi lại vào các thời điểm khác nhau. Lấy ví dụ, vào thời cổ đại, nhà văn Plutarch đã đề cập trong tác phẩm “De Defectu Oraculorum” về một ngọn đèn thắp sáng bên trên cánh cửa đền thờ Jupiter Ammon ở Ai Cập.
Một ngọn đèn cổ. (Ảnh: BigStockPhoto)
Theo ông, các thầy tu trong đền thờ tuyên bố rằng ngay cả khi đặt ngọn đèn ngoài trời, trước ảnh hưởng của mưa gió, nó vẫn không bị tắt. Các sự tích tương tự cũng xuất hiện tại đền thờ thần Apollo Carneus, ở thành phố cổCyrene, cũng như tại đền thờ Aderbain ở Armenia.
Pausanias, một tác giả thời cổ đại khác, đã viết về một ngọn đèn vàng trongđền thờ Minerva Polias ở Athens, Hy Lạp. Ngọn đèn này, vốn là một tác phẩm của học giả Callimachus, được cho là có thể duy trì một ngọn lửa bền bỉ trong một năm mà không cần nạp thêm nhiên liệu hay cắt sợi bấc nến.
Người ta cũng tin rằng Numa Pompilius, vị vua thứ hai nổi tiếng của thành Rôma, có khả năng liên lạc trực tiếp với các vị Thần, và ông đã tạo ra một ngọn lửa cháy vĩnh cửu trong đền thờ dành cho một thiêng linh. Một số người thậm chí còn giả định rằng vua Numa có kiến thức về điện, và người kế nghiệp ông, Tullus Hostilius, đã mất mạng khi gặp sai sót trong việc thu nguồn năng lượng điện từ tia sét.
Những ngọn đèn vĩnh cửu cũng được miêu tả trong các thời kỳ Hậu Cổ đạicho đến thời kỳ Trung Cổ. Người ta nói rằng trong thời kỳ trị vì của hoàng đếĐế quốc Đông La Mã Justinian, một ngọn đèn vĩnh cửu đã được các binh lính phát hiện tại Edessa hay Antioch. Theo câu chuyện, ngọn đèn này được tìm thấy ở một hốc tường tại cổng thành, và các chữ khắc trên đó cho thấy nó đã cháy liên tục trong 500 năm.
Thánh Augustinô thành Hippo đã đề cập đến một ngọn đèn vĩnh cửu trong một đền thờ thần Vệ Nữ của người Ai Cập, và ông cho rằng đây là sản phẩm của ma quỷ.
Đền thờ thần Apollo ở Cyrene được cho là nơi từng đặt một ngọn đèn vĩnh cửu. (Ảnh: megalithic.co.uk)
Trong giai đoạn trị vì của vua Henry VIII (hoặc trong thời kỳ tiền Trung Cổ, theo một nguồn tin khác), một ngọn đèn vĩnh cửu đã được báo cáo ở Anh. Khi vua Henry tách khỏi Giáo hội Công giáo La Mã, và lập ra Giáo hội Anh, ông đã ra lệnh phá hủy các nhà thờ và cộng đồng Công giáo nếu họ từ chối sáp nhập vào Giáo hội mới của ông.
Ngay cả những người quá cố cũng không ngoại lệ, khi ngôi mộ của một người đàn ông giàu có qua đời trong khoảng thế kỷ 4 SCN đã bị mở ra. Khi ngôi mộ bị mở, người ta phát hiện ra một ngọn đèn vẫn đang cháy dở. Một số người thậm chí còn tuyên bố rằng ngôi mộ này thuộc về Constantius Chlorus, cha của hoàng đế Constantine.
Pausanias đã kể về một ngọn đèn vàng trong đền Minerva Polias. Tranh của họa sĩ James Stuart vào những năm 1750-1760 khắc họa đền Erechtheion, chỗ cuối phía tây của đền Minerva Polias và đền Pandrosium tại thành cổ Acropolis, Athens. (Ảnh: grey pony / Flickr)
Mặc dù có rất nhiều câu chuyện kể về những ngọn đèn vĩnh cửu từ nhiều giai đoạn khác nhau, nhưng dường chúng ta lại thiếu các bằng chứng rõ ràng. Hơn nữa, không có chất liệu nào được biết đến có những tính chất như vậy.
Thánh Augustinô thành Hippo. (Ảnh: longwood)
Rất nhiều những cách lý giải khác nhau đã được đưa ra, từ "công trình của quỷ" cho đến "những vị Thần ngoài Trái đất". Tuy nhiên, số khác lại không quy những phát minh này cho các thế lực ngoại lai, mà lại cho là nhờ trí tuệ của con người. Liệu những tổ tiên cổ đại của chúng ta có thể biết cách tạo ra một ngọn lửa vĩnh cửu, mà đã biến mất theo dòng lịch sử như vậy không?
Tượng bán thân của hoàng đế Constantius I Chlorus. (Ảnh: Wikimedia)
Đây là điều hoàn toàn có thể, tuy nhiên, trước thực tế là không có bằng chứng xác thực cho những ngọn đèn như vậy, một số người lại nghiêng về cách lý giải cho rằng những ngọn đèn vĩnh cửu như vậy chỉ là truyền thuyết. Dù sao đi nữa, dù cho đó là tác phẩm của người ngoài hành tinh, hay của những con người thông thái, hay chỉ đơn giản là không có thực, những ngọn đèn vĩnh cửu có lẽ sẽ tiếp tục là bí ẩn trong một thời gian dài.
No comments:
Post a Comment