Tuesday, May 26, 2015

Mặt trăng máu là gì ?

Nguyệt thực (hay còn gọi là hiện tượng Mặt Trăng máu). Đây là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời.

Màu vàng bên trái là mặt trời, ở giữa là Trái Đất, bên phải là Mặt Trăng đang di chuyển vào bóng của Trái Đất.

Trên tất cả các điểm nằm ở bán cầu quay về Mặt Trăng đều có thể nhìn thấy nguyệt thực.

Nguyệt thực bán phần khó nhìn thấy bằng mắt thường do ánh chói của Mặt Trời giảm thiểu.

Khi nguyệt thực toàn phần diễn ra, tia Mặt Trời trước khi đến được Mặt Trăng đã chiếu vào chóp bóng của Trái Đất và bị khí quyển Trái Đất khúc xạ. Các tia sáng bước sóng ngắn đã bị cản lại hết, chỉ còn các tia có bước sóng dài (đỏ, cam) xuyên qua, do đó, Mặt Trăng thường hiện ra dưới màu đỏ nhạt.

Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần: 104 phút (trường hợp thường hay tái diễn); nguyệt thực một phần: 6 giờ.

Có ba kiểu nguyệt thực chính: Nguyệt thực một phần, nguyệt thực nửa tối và nguyệt thực toàn phần. Khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên một đường thẳng, sẽ có nguyệt thực toàn phần.

No comments:

Post a Comment