Mô phỏng quá trình các hạt photon “du hành thời gain” hoạt động.
"Nghịch lý ông nội" về du hành thời gian
Nếu một nhà du hành xuyên thời gian trở về đúng thời điểm ông bà nội của họ gặp nhau và ngăn chặn cuộc gặp đó, liệu họ có đồng thời ngăn chặn chính sự ra đời của mình? Đây chính là một trong những nghịch lý nổi tiếng được biết đến như “nghịch lý ông nội”, ám chỉ rằng du hành xuyên thời gian là điều không thể.
Khám phá mới về du hành thời gian
Tuy nhiên, một số nhà khoa học không đồng tình với quan điểm đó. Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học tại Đại học Queensland, Australia đã mô phỏng thành công cách mà 2 hạt photon “du hành thời gian” sẽ tương tác, gợi ý rằng ở một mức độ lượng tử nhất định, du hành thời gian có thể xảy ra. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Communications.
Du hành thời gian và thế giới lượng tử
Thời gian – không gian có thể bị biến dạng và bóp méo. Phải mất một lượng lớn vật chất hoặc năng lượng để tạo ra sự biến dạng như vậy. Tuy nhiên, trên lý thuyết, điều này có thể xảy ra. Về cơ bản, nghiên cứu chỉ ra rằng một wormhole có thể tạo ra một con đường ngắn hơn bằng cách uốn cong thời gian và không gian.
Năm 1991, người ta cũng đã dự đoán là du lịch thời gian có thể xảy ra trong thế giới lượng tử do các hạn lượng tử hoạt động bên ngoài địa hạt của vật lý.
Wormhole giống như một đường hầm tạo ra đường đi tắt trong không gian – thời gian. Ảnh: Mark Garlick/Science Photo Library/Corbis
Einstein đã từng miêu tả thế giới ở quy mô lớn với các vì sao và thiên hà, trong khi cơ học lượng tử miêu tả thế giới ở quy mô cực nhỏ với nguyên tử và phân tử. Einstein đã gợi ý việc du hành trở lại quá khứ tại một điểm khởi đầu trong không gian nhưng vào một thời điểm trước đó. Giả thuyết này đã dẫn đến một số nghịch lý như nghịch lý ông nội.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới này cho thấy sự tương tác đó là hoàn toàn có thể, mặc dù mới chỉ trên cấp độ lượng tử cho tới thời điểm này.
No comments:
Post a Comment