Nga đã tích cực gia nhập cuộc chạy đua quốc tế đóng các tàu ngầm thông thường mới. Các tàu ngầm mới của Nga sẽ có thể lặn dưới nước đến 25 ngày đêm và sẽ trở thành mặt hàng xuất khẩu rất giá trị.
Theo một nguồn tin trong công nghiệp quốc phòng Nga, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định bắt đầu sản xuất loạt các động cơ không cần không khí (AIP) cho tàu ngầm thông thường tương lai. “Quyết định về việc sản xuất loạt AIP để trang bị các tàu ngầm tương lai lớp Projekt 677 Lada. Việc thử nghiệm maket AIP thử nghiệm trên giá thử đã hoàn tất tốt đẹp. Các thử nghiệm tiếp theo sẽ được tiến hành ngay trên tàu ngầm”, nguồn tin nói.
Nhu cầu bức thiết
Tàu ngầm là loại vũ khí độc đáo. Bất thần xuất hiện, nó có thể giáng đòn chí mạng vào các quân hạm đối phương, các công trình trên bờ, đánh đắm các đoàn tàu hàng và sau đó tan biến không dấu vết trong đại dương mênh mông. Khó khăn chỉ là ở chỗ tàu ngầm có thể bí mật ẩn mình bao lâu dưới mặt nước. Các tàu ngầm hạt nhân hiện đại có thể không phải nhô lên mặt nước trong thời gian đến 3 tháng. Nhưng các tàu ngầm điện-diesel lại buộc phải cứ 2-5 giờ lại phải nổi lên độ sâu kính tiềm vọng để nổ máy động cơ diesel và dùng nó để nạp điện cho các bộ acquy mà nhờ chúng tàu ngầm có thể di chuyển trong lòng biển. Bởi vậy, trong thập niên 1950, ở tất cả các nước có trường phái thiết kế tàu ngầm riêng (trừ Mỹ, quốc gia chọn phương án mua, chứ không đóng tàu ngầm thông thường), đã bắt đầu triển các loại AIP vốn sẽ cho phép tàu ngầm thông thường ở sâu dưới nước trong thời gian đến 15-20 ngày đêm. Đã xuất hiện một sự quan tâm rất lớn của thị trường đối với đề tài này vì chỉ có vài nước trên thế giới có thể đủ sức đóng và duy trì các tàu ngầm hạt nhân. Còn tàu ngầm thông thường thì ngày nay hầu như nước nào cũng có.
Dẫn đầu trong lĩnh vực tàu ngầm thông thường là Đức (điều này không có gì ngạc nhiên nếu xét đến truyền thống của Đức trong lĩnh vực đóng tàu ngầm) và Thụy Điển. Các chuyên gia đóng tàu Đức từ cuối thập kỷ 1990 đang đóng hàng loạt các tàu ngầm lớp Type 212/214, trang bị hệ thống động lực hỗn hợp, hoạt động ở chế độ hoàn toàn tự động, không cần sự bảo dưỡng của thủy thủ đoàn. Hệ thống bao gồm một động cơ diesel dùng để chạy nổi và nạp acquy, còn bản thân các bộ acquy kẽm-bạc và AIP để chạy ngầm ở chế độ tiết kiệm trên cơ sở các pin nhiên liệu gồm các xitec chứa oxy nhiệt độ thấp và các thùng chứa hydride kim loại (hợp kim đặc biệt trong hỗn hợp với hydro). Việc trang bị AIP cho tàu ngầm đã cho phép kéo dài thời gian tàu hoạt động ở trạng thái lặn lên đến 20 ngày đêm. Các kiểu tàu ngầm thông thường lắp AIP của Đức hiện có trong trang bị của Đức, Italia, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Hàn Quốc và một số nước khác.
Tập đoàn Kockums Submarin Systems của Thụy Điển thì vào cuối thế kỷ XX đã bắt đầu đóng các tàu ngầm lớp Gotland với AIP trên cơ sở động cơ Stirling. Khi sử dụng động cơ AIP kiểu này, các tàu ngầm Thụy Điển cũng có thể lặn dưới nước mà không cần nạp điện cho acquy đến 20 ngày đêm. Và hiện nay, tàu ngầm thông thường lắp động cơ Stirling có không chỉ ở các nước Scandinavia, mà cả ở Australia, Nhật Bản, Singapore và Thái Lan.
Người Pháp thì đã đi theo con đường chế tạo AIP MESMA (Module d'Energie Sous-Marine Autonome) chạy bằng ethanol và oxy lỏng mà họ đã bắt đầu trang bị cho các tàu ngầm lớp Agosta. Hiện nay, các tàu ngầm với các AIP như vậy không chỉ có ở Pháp mà còn có ở Chile chẳng hạn. Ngoài ra, trên cơ sở công nghệ diesel chu trình kín, các nhà thiết kế Italia đã chế tạo được AIP dành cho các tàu ngầm siêu nhỏ và nhỏ.
Như vậy, ứng dụng AIP hiện là xu hướng chủ yếu trong phát triển tàu ngầm thông thường trong 30 năm gần đây. Chúng đơn giản hơn, rẻ tiền hơn khi đóng và khai thác, và so với các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa thì hợp túi tiền hơn nhiều đối với đa số các nước. Còn việc trang bị cho chúng các tên lửa hành trình, chẳng hạn như các tày ngầm Đức Type 212 hay tàu ngầm Trung Quốc lớp Nguyên (Type 041) đang biến các tàu ngầm này thành vũ khí đáng sợ chống các mục tiêu bờ biển cảu đối phương trong kỷ nguyên “chiến tranh ven bờ”.
No comments:
Post a Comment