Trước khi được tìm thấy, con dơi thuộc loài Pharotis imogene này đã không được nhìn thấy ở bất kỳ đâu trong vòng 120 năm qua, theo AFP.
“Loài này được cho là đã tuyệt chủng”, ông Luke Leung, chuyên gia nghiên cứu thuộc Trường Đại học Queensland (Úc), cho biết.
Loài dơi hiếm mới được phát hiện. (Ảnh: wort.lu)
Hai sinh viên Trường Đại học Queensland đã bắt được một con cái vào giữa năm 2012 khi đang nghiên cứu thực địa tại một tỉnh duyên hải ở Papua New Guinea.
Con vật không giống với bất kỳ loài dơi nào còn tồn tại trên Trái Đất và sau đó đã được xác định là giống đã không được nhìn thấy kể từ sau khi một nhà khoa học Ý bắt được con đầu tiên hồi năm 1890.
Ông Leung cho biết, cần phải nghiên cứu thêm để xác định được xem con dơi này có phải là một trong số ít loài động vật hữu nhũ chỉ có thể phát hiện tại vùng bán đảo phía đông nam Papua New Guinea hay không, hay là nó còn sống ở những vùng khác nữa.
Con dơi vừa được tìm thấy có đôi tai to bằng cái đầu và được xem là loài vật có nguy cơ tuyệt chủng trong Danh sách Đỏ của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN).
Catherine Hughes, một trong 2 sinh viên bắt được dơi quý, cho biết phát hiện này cho thấy tính đa dạng sinh học của Papua New Guinea.
“Có những vùng tại Papua New Guinea mà chưa có nhà nghiên cứu nào đi tới. Sự đa dạng của các loài vật và sinh thái tại nước này độc đáo đến nỗi bạn có thể hình dung giống như là toàn bộ các loài đều có mặt ở đó và chưa được khám phá hết”, cô nói với AFP.
No comments:
Post a Comment