Bánh trung thu người Tàu gọi là bánh Trăng (Nguyệt), ngày xưa còn gọi là bánh Hồ (bánh của người Hồ), bánh nhỏ, bánh đoàn (đoàn tụ), bánh đoàn viên. Những loại bánh trên người Tàu ngày xưa dùng để cúng tế, dần dần trở thành bánh dùng để cúng và ăn vào ngày trung thu.
Bánh Nguyệt có lịch sử lâu dài ở Trung Quốc, sử sách ghi chép từ thời Ân, Chu ở vùng Triết Giang đã có loại bánh kỷ niệm Thái Sư Văn Trọng gọi là bánh Thái Sư. Bánh này có thể coi như là thuỷ tổ của bánh trung thu. Vào thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt Mè, hạt Hồ đào (walnut), dưa hấu làm nguyên liệu cho bánh Nguyệt thêm dồi dào. Thời đó hồ đào là nguyên liệu chính của bánh Nguyệt nên còn gọi là bánh Hồ Đào.
Đến thời Đường trong dân gian có những người hành nghề làm bánh, ở thành phố Trường An có những tiệm bánh trứ danh. Tương truyền có một đêm trung thu, Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi ăn bánh Hồ Đào, thuởng ngoạn trăng rằm, Đường Huyền Tông chê tên bánh Hồ nghe không hay nên đặt tên là bánh Nguyệt cho thơ mộng hơn, nên từ đó về sau Bánh trung thu có tên là Bánh Nguyệt mà người Tàu dùng cho đến bây giờ.
Đến thời nhà Tống, tập tục ăn bánh trung thu rất thịnh hành trong giới quý tộc. Thơ Tống có nhiều bài viết về việc ăn bánh trung thu, thưởng ngoạn Trăng vào ngày này. Tuy nhiên, trong dân gian việc ăn bánh trung thu mới trở thành phổ cập. Các nhà kinh doanh nghề bánh dùng câu chuyện Hằng Nga trên cung trăng để làm tăng thị hiếu.
No comments:
Post a Comment