Chẳng là, có một loài bướm (người ta gọi là bướm dơi) trong chi Thitarodes (chi này có tới 40 loài) mùa hè nhởn nhơ bay lượn, cặp đôi và đẻ trứng. Vào mùa đông trứng nở ra sâu non, sống trong đất.
Không rõ vì sâu ăn phải hoặc bị bào tử của nấm trùng thảo (tên khoa học là Cordyceps sinensis thuộc nhóm Ascomycetes) ký sinh trên các lỗ thở, mà chúng bị loài nấm này xâm nhập vào cơ thể.
Các sợi nấm bắt đầu phát triển mạnh nhờ hút các chất dinh dưỡng từ cơ thể con sâu non và lớn dần lên. Dần dần, do chất dinh dưỡng bị nấm “ăn hết”, chỉ còn lại lớp vỏ bì bên ngoài nên sâu không thể lột xác để thành bươm được nữa.
Mùa xuân đến, khi thời tiết và nhiệt độ thích hợp, nấm sợi mọc dài ra từ râu xúc giác của con sâu, cắm sâu vào mặt đất. Đoạn đầu
của nấm phình to ra, hình dạng giống như một cái que, trên bề mặt có rất nhiều bào tử hình cầu nhỏ xíu, phát tán trong không khí…lại đi tìm sâu bướm dơi để ký sinh bắt đầu cuộc đời mới.
Người xưa cho rằng loaì sâu mùa đông ấy đã biến thành ngọn cỏ mùa hạ này nên gọi là “đông trùng hạ thảo”. Đây là một loại dược phẩm rất quý của Đông y, nên người ta đua nhau đi thu nhặt, phơi khô để bán.
No comments:
Post a Comment