Khi về đến làng Đại Đồng (Thạch Thất) trụ lại, họ được chức dịch và nhân dân đón tiếp trọng thị. Nhưng vì nơi đây đã đông dân cư, đất đai ít nên những người đi tìm đất mới chỉ tạm trú một thời gian và cử người đi tiền trạm.
Họ vượt qua sông Tích tìm đến khu vực tứ thôn Vân Lôi hiện nay, khảo sát thấy đất đai rộng, màu mỡ, địa thế đẹp, có đồi, gò, rừng cây và những khu đất bằng phẳng, có nguồn nước và khí hậu tốt, lại có những quả đồi nho nhỏ giống như cáichiêng, trống, lọng, võng đẹp nên đã quyết định ở lại đây.
Những người đi tiền trạm đã cắm mốc, đánh dấu rồi trở lại nơi tạm trú ở Đại Đồng đón dân đến định cư lập nên bốn thôn Vân Lôi, Cánh Chủ, Thái Bình và Kim Vông. Do có ân tình từ xưa như vậy nên về sau, trong suốt một thời gian dài, người các làng thuộc bốn thôn ở làng Vân Lôi vẫn là thanh viên của Tổng Đại Đồng (nay là các xã Đại Đồng, Hồng Câu, Cẩm Bào, Yên Lễ, Thôn Nhị, Vân Lôi và phường Hoa Xá).
Cũng theo tương truyền, Phấn Lôi Trang sau này còn được gọi với tên nôm là làng Roi. Có ý kiến cho rằng, sở dĩ gọi như vậy là vì những người đi tiền trạm, trong cuộc tìm đất định cư ngày ấy, đã lấy những cành cây nhỏ như những cái roi để cắm mốc vì vậy gọi là làng Roi. Nhưng một số ý kiến khác cho là do khu vực đất Vân Lôi gồm những gò cao, gioi đất không có nước, nên mới gọi tên là làng Gioi.
Những người dân thành Đại La sau khi về Vân Lôi an cư, lạc nghiệp đã hòa vào nhịp sống của người dân quanh vùng. Bằng công sức lao động và trí tuệ của mình, họ đã góp phần cùng người dân bản địa xây dựng và củng cố cho mảnh đất Bình Yên ngày càng khang trang, vững chắc và đậm đà bản sắc văn hóa. Những ngày này, người dân cả nước đang hào hứng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, thì ở Vân Lôi nói riêng và ở Bình Yên nói riêng chung, người dân cũng đang náo nức kỷ niệm 1.000 năm thành lập thôn, làng mình.
No comments:
Post a Comment