Các quan chức hãng
đóng tàu Nga Admiralteiskye Verfi đã xác nhận ý định mở văn phòng đại
diện tại Nha Trang, cách không xa căn cứ hải quân Cam Ranh, nhưng không
nói rõ thời gian văn phòng đại diện bắt đầu hoạt động.
Sự kiện này xảy ra trong bối cảnh Việt Nam đã đặt đóng 6 tàu ngầm điện-diesel lớp Projekt 636 Varshavyanka để trang bị cho hải quân của mình.
Hãng Admiralteiskye Verfi cũng theo gương nhà sản xuất các hệ thống chiến đấu dành cho tàu hải quân của Nga là công ty “Tập đoàn NPO Avrora”, khi công ty này mở văn phòng đại diện tại Việt Nam vào tháng 3/2013.
Việc chuyển giao các tàu ngầm cho Việt Nam được thực hiện theo hợp đồng năm 2009 trị giá gần 2 tỷ USD. Ngoài các tàu ngầm, hợp đồng còn nội dung đào tạo các thủy thủ đoàn Việt Nam và cung cấp trang thiết bị. NPO Avrora đã phát triển và sản xuất cho tàu ngầm Projekt 636 5 hệ thống, trong đó có hệ thống điều khiển cơ động Pirit, hệ thống thông tin-chỉ huy tự động hóa Lama và hệ thống điều khiển tàu ngầm Palladi. Với sự giúp đỡ của Avrora, Việt Nam đã xây dựng trung tâm huấn luyện tại Cam Ranh.
Tàu ngầm đầu tiên đóng theo hợp đồng đã được bàn giao cho Việt Nam vào cuối năm 2013 và đã hoàn thành tốt đẹp chuyến ra khơi đầu tiên từ căn cứ Cam Ranh. Hợp đồng cung cấp tàu ngầm cho Việt Nam sẽ hoàn thành trước năm 2016.
Chi tiết về kế hoạch của văn phòng đại diện Admiralteiskye Verfi tại Việt Nam không được tiết lộ, nhưng rất có thể nó sẽ đảm nhiệm việc bảo dưỡng tàu quân sự của Hải quân Nga và Việt Nam (trong đó có tàu ngầm Projekt 636) vốn đa phần là tàu do Liên Xô và Nga sản xuất.
Xin lưu ý là mấy ngày trước, sáng 15/1, tại Lữ đoàn tàu ngầm 189, Căn cứ quân sự Cam Ranh (Khánh Hòa), Quân chủng Hải quân long trọng tổ chức lễ bàn giao chính thức và lễ thượng cờ trên tàu ngầm Kilo HQ-182 Hà Nội.
Chủ trì buổi lễ, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã công bố quyết định đưa tàu ngầm Kilo số hiệu HQ-182 mang tên Hà Nội vào biên chế chính thức của lực lượng hải quân nhân dân Việt Nam.
Sau đó, toàn bộ đại biểu, cán bộ, chuyên gia và thủy thủ đoàn đã dự lễ thượng cờ Tổ quốc và cờ Hải quân nhân dân Việt Nam trên tàu ngầm Kilo Hà Nội. Đây là một nghi thức mới áp dụng và Kilo Hà Nội là một trong những con tàu đầu tiên được thượng cờ Hải quân Việt Nam.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã căn dặn và giao nhiệm vụ cho cán bộ chiến sĩ tàu Kilo Hà Nội nhanh chóng huấn luyện, làm chủ con tàu để sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Tư lệnh quân chủng Hải quân còn căn dặn trong mọi trường hợp phải giữ cho được lá cờ Tổ quốc và lá cờ Hải quân Việt Nam, không để mất hoặc rơi vào tay quân thù.
Tàu ngầm Hà Nội là tàu ngầm đầu tiên trong số 6 chiếc thuộc lớp Kilo, thế hệ thứ ba mà Việt Nam đặt mua của Nga.
Sau chuyến đi kéo dài hơn 1 tháng, chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên của Việt Nam đã về tới cảng Cam Ranh. Hôm 3/1, tàu mẹ Rolldock Sea đã được bơm chìm xuống biển để Kilo 636 Hà Nội có thể tự ra ngoài và vào neo ở cầu cảng, chính thức hoạt động trên vùng biển chủ quyền của Tổ quốc.
Sáng 8/1, lần đầu tiên tàu ngầm Kilo Hà Nội đã rời quân cảng Cam Ranh tiến ra Biển Đông tiến hành thử nghiệm trước lễ bàn giao chính thức.
Trước đó, hãng tin Nga RIA Novosti dẫn lời người phát ngôn của
Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga (MIC) ngày 9/1 cho biết: “Vào cuối
tháng 1/2014, lễ ký kết biên bản bàn giao chiếc tàu ngầm lớp Kilo thứ
hai sẽ diễn ra tại thành phố St. Petersburg”. Sau khi ký kết biên bản
bàn giao, tàu vận tải sẽ chở tàu ngầm lớp Kilo thứ hai đi từ biển Baltic
về cảng Cam Ranh của Việt Nam".
Với hành trình như vậy, tàu ngầm TP Hồ Chí Minh có thể sẽ được vận chuyển tới quân cảng Cam Ranh vào khoảng giữa tháng 3/2014.
Ngày 16/1, tàu ngầm thứ hai HQ-183 Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã được bàn giao cho Việt Nam vào ngày cho Việt Nam. Hãng tin Interfax-AVN dẫn nguồn tin từ ngành công nghiệp đóng tàu Nga cho biết, hãng đóng tàu Admiralty Verfi và đại diện Hải quân Việt Nam đã ký biên bản nghiệm thu kỹ thuật chiếc tàu ngầm Kilo thứ hai mang tên TP Hồ Chí Minh.
Lễ nghiệm thu kỹ thuật đối với tàu ngầm TP Hồ Chí Minh diễn ra chỉ 1 ngày sau buổi lễ bàn giao chính thức chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên mang tên Hà Nội cho Hải quân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh hôm 15/1.
Theo kế hoạch, trong năm nay chiếc Kilo thứ ba là HQ-184 Hải Phòng cũng sẽ được bàn giao cho Hải quân Việt Nam. RIA Novosti cho hay, dự kiến Nga sẽ giao cho Việt Nam chiếc tàu ngầm lớp Kilo thứ ba cũng trong năm nay.
Sự kiện này xảy ra trong bối cảnh Việt Nam đã đặt đóng 6 tàu ngầm điện-diesel lớp Projekt 636 Varshavyanka để trang bị cho hải quân của mình.
Hãng Admiralteiskye Verfi cũng theo gương nhà sản xuất các hệ thống chiến đấu dành cho tàu hải quân của Nga là công ty “Tập đoàn NPO Avrora”, khi công ty này mở văn phòng đại diện tại Việt Nam vào tháng 3/2013.
Việc chuyển giao các tàu ngầm cho Việt Nam được thực hiện theo hợp đồng năm 2009 trị giá gần 2 tỷ USD. Ngoài các tàu ngầm, hợp đồng còn nội dung đào tạo các thủy thủ đoàn Việt Nam và cung cấp trang thiết bị. NPO Avrora đã phát triển và sản xuất cho tàu ngầm Projekt 636 5 hệ thống, trong đó có hệ thống điều khiển cơ động Pirit, hệ thống thông tin-chỉ huy tự động hóa Lama và hệ thống điều khiển tàu ngầm Palladi. Với sự giúp đỡ của Avrora, Việt Nam đã xây dựng trung tâm huấn luyện tại Cam Ranh.
Tàu ngầm đầu tiên đóng theo hợp đồng đã được bàn giao cho Việt Nam vào cuối năm 2013 và đã hoàn thành tốt đẹp chuyến ra khơi đầu tiên từ căn cứ Cam Ranh. Hợp đồng cung cấp tàu ngầm cho Việt Nam sẽ hoàn thành trước năm 2016.
Chi tiết về kế hoạch của văn phòng đại diện Admiralteiskye Verfi tại Việt Nam không được tiết lộ, nhưng rất có thể nó sẽ đảm nhiệm việc bảo dưỡng tàu quân sự của Hải quân Nga và Việt Nam (trong đó có tàu ngầm Projekt 636) vốn đa phần là tàu do Liên Xô và Nga sản xuất.
Xin lưu ý là mấy ngày trước, sáng 15/1, tại Lữ đoàn tàu ngầm 189, Căn cứ quân sự Cam Ranh (Khánh Hòa), Quân chủng Hải quân long trọng tổ chức lễ bàn giao chính thức và lễ thượng cờ trên tàu ngầm Kilo HQ-182 Hà Nội.
Chủ trì buổi lễ, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã công bố quyết định đưa tàu ngầm Kilo số hiệu HQ-182 mang tên Hà Nội vào biên chế chính thức của lực lượng hải quân nhân dân Việt Nam.
Sau đó, toàn bộ đại biểu, cán bộ, chuyên gia và thủy thủ đoàn đã dự lễ thượng cờ Tổ quốc và cờ Hải quân nhân dân Việt Nam trên tàu ngầm Kilo Hà Nội. Đây là một nghi thức mới áp dụng và Kilo Hà Nội là một trong những con tàu đầu tiên được thượng cờ Hải quân Việt Nam.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã căn dặn và giao nhiệm vụ cho cán bộ chiến sĩ tàu Kilo Hà Nội nhanh chóng huấn luyện, làm chủ con tàu để sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Tư lệnh quân chủng Hải quân còn căn dặn trong mọi trường hợp phải giữ cho được lá cờ Tổ quốc và lá cờ Hải quân Việt Nam, không để mất hoặc rơi vào tay quân thù.
Tàu ngầm Hà Nội là tàu ngầm đầu tiên trong số 6 chiếc thuộc lớp Kilo, thế hệ thứ ba mà Việt Nam đặt mua của Nga.
Sau chuyến đi kéo dài hơn 1 tháng, chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên của Việt Nam đã về tới cảng Cam Ranh. Hôm 3/1, tàu mẹ Rolldock Sea đã được bơm chìm xuống biển để Kilo 636 Hà Nội có thể tự ra ngoài và vào neo ở cầu cảng, chính thức hoạt động trên vùng biển chủ quyền của Tổ quốc.
Sáng 8/1, lần đầu tiên tàu ngầm Kilo Hà Nội đã rời quân cảng Cam Ranh tiến ra Biển Đông tiến hành thử nghiệm trước lễ bàn giao chính thức.
Với hành trình như vậy, tàu ngầm TP Hồ Chí Minh có thể sẽ được vận chuyển tới quân cảng Cam Ranh vào khoảng giữa tháng 3/2014.
Ngày 16/1, tàu ngầm thứ hai HQ-183 Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã được bàn giao cho Việt Nam vào ngày cho Việt Nam. Hãng tin Interfax-AVN dẫn nguồn tin từ ngành công nghiệp đóng tàu Nga cho biết, hãng đóng tàu Admiralty Verfi và đại diện Hải quân Việt Nam đã ký biên bản nghiệm thu kỹ thuật chiếc tàu ngầm Kilo thứ hai mang tên TP Hồ Chí Minh.
Lễ nghiệm thu kỹ thuật đối với tàu ngầm TP Hồ Chí Minh diễn ra chỉ 1 ngày sau buổi lễ bàn giao chính thức chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên mang tên Hà Nội cho Hải quân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh hôm 15/1.
Theo kế hoạch, trong năm nay chiếc Kilo thứ ba là HQ-184 Hải Phòng cũng sẽ được bàn giao cho Hải quân Việt Nam. RIA Novosti cho hay, dự kiến Nga sẽ giao cho Việt Nam chiếc tàu ngầm lớp Kilo thứ ba cũng trong năm nay.
No comments:
Post a Comment