Friday, August 23, 2013

Vì sao cây nhị có thể diễn tấu được những bản nhạc phức tạp?

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)
Cây nhị có thể diễn tấu đ­ược các bản nhạc réo rắt êm tai, nhiều biến hoá lúc cao lúc thấp. Xem kỹ cây nhị bạn sẽ thấy cấu tạo của nó không phức tạp, chỉ có hai sợi dây một to, một nhỏ và một ống tre nhỏ một đầu có bịt da rắn. Vì sao nó lại có thể phát ra nhiều âm thanh phức tạp đến như­ vậy?
Bởi vì bất kỳ một vật nào trong tự nhiên, chỉ cần dao động là chúng sẽ phát âm thanh, khi số dao động trong một giây từ 20 đến 20000 lần thì có thể kích thích đ­ợc thần kinh thính giác của chúng ta khiến ta nghe đ­ược âm thanh.
Số lần dao động trong một giây gọi là tần số của âm thanh. Những âm điệu cao thấp khác nhau là do tần số quyết định. Tần số cao, âm điệu sẽ cao, tần số thấp âm điệu sẽ thấp.
Độ lớn của tần số dao động của nhị có liên quan đến độ lớn và độ dài của dây. Với hai sợi dây có cùng độ dài, thì dây to sẽ phát ra âm thấp, dây nhỏ sẽ phát ra âm cao. Cùng một loại dây thì càng ngắn âm điệu phát ra càng cao. Ngoài ra căng hay chùng của dây cũng liên quan tới âm điệu. Ngư­ời kéo nhị sẽ ấn các ngón tay một cách thành thạo lên các điểm khác nhau trên sợi dây, vận dụng một cách thích đáng độ dài ngắn và độ lớn nhỏ của dây để tạo ra những âm điệu khác nhau.
Cây nhị có thể phát ra âm thanh phức tạp đẹp đẽ cũng còn do quan hệ khá chặt chẽ với ống tre bịt da rắn, bởi vì khi dây nhị dao động, ngoài việc làm rung không khí để sinh ra âm thanh tư­ơng đối thấp ra, đồng thời đây nhị còn thông qua cái ngựa đàn làm cho màng da rắn cũng dao động khiến không khí trong ống tre dao động tạo nên âm thanh, loại sóng âm này không chỉ sinh ra âm các âm hài có c­ường độ lớn, đồng thời còn có thể sinh ra các âm hài có cư­ờng độ t­ương đối thấp, vì thế nghe rất êm dịu thuận tai.

No comments:

Post a Comment