(Ảnh minh họa)
Ngày 4 tháng 10 năm 1960, một chiếc máy bay tuabin phản lực trở khách
của Mỹ sau khi cất cánh từ Boston không lâu thì đột nhiên 3 động cơ
tuabin trong số 4 động cơ tuabin trên máy bay bị hỏng, máy bay mất thăng
bằng, rơi xuống một hồ nước ở gần sân bay. Kết quả 62 người bị chết.
Nguyên nhân nào đã làm máy bay đó bị rơi? thì ra máy bay đã bị va phải
một đàn chim sáo và mấy con chim sáo đã lọt vào cửa hút không khí của 3
động cơ. Đó là một sự cố nghiêm trọng nhất trong lịch sử máy bay bị rơi
do chim gây ra.
Sự nguy hiểm của chim bay đối với máy bay trên thực tế không chỉ có một
lần như vậy. Theo thống kê của Mỹ, từ 1965 đến nay, do va vào chim
đang bay gây ra cái gọi là "va vào chim có tính phá hoại" khiến nhân
viên trên máy bay bị thơng hoặc máy bay bị hư hỏng, trung bình mỗi năm
có tới trên 30 vụ.
Vì sao chim bay lại "gây khó khăn" cho máy bay phản lực như vậy ? Xem
ra không nên chỉ trách riêng chim. Hiện nay các động cơ dùng trên máy
bay phản lực chủ yếu có hai loại: một là động cơ tuabin phản lực và một
loại là động cơ tuabin cánh quạt. Bất kể là loại nào cũng đều phải hút
một lượng rất lớn không khí ở xung quanh vào thì mới làm việc được, vì
vậy của hút không khí vào của các động cơ này phải mở rất rộng, khi bay
giống như một cái miệng há rất to tham lam nuốt những luồng không khí
vào. Nếu đàn chim lại vừa đúng đang bay ở gần động cơ thì chúng sẽ không
tự làm chủ được nữa mà cùng với không khí bị hút vào trong động cơ.
Tốc độ của máy bay phản lực vốn rất lớn, các loài chim bay tuy xương
thịt rất mềm yếu nhưng khi va chạm ở tốc độ cao thì lực phá hoại của
chúng cũng rất ghê gớm, hơn nữa kết cấu bên trong của động cơ phản lực
rất tinh vi, khi chim va đập vào, tuy cho rằng các chi tiết của động cơ
không đến nỗi bị hư hỏng nghiêm trọng nhưng quá trình làm việc của
động cơ bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí buộc động cơ phải ngừng làm việc
khiến máy bay mất động lực để bay, kết quả là có thể rơi.
Ngoài ra sự uy hiếp của chim với máy bay phản lực hiện đại còn thể hiện
ở sự trực tiếp va đập của chúng đối với vỏ ngoài máy bay. Do máy bay
phản lực tốc độ cao, sự va đập đó có khi gây ra nguy hiểm. Ví dụ, đã có
lần xảy ra một sự việc kỳ quặc sau: một máy bay tiêm kích đang bay với
tốc độ 600 km/h, va vào một con chim ở trên trời, kết quả là chim đã
"phá cửa sổ mà vào" qua va đập làm cho nhân viên đội bay hôn mê, mấy
giây sau mới tỉnh lại. Thế nhưng những va đập trực tiếp nghiêm trọng
như vậy rất ít xảy ra.
Rõ ràng là chim gây trở ngại lớn đối với an toàn của chuyện bay, vậy liệu có biện pháp gì để đối phó với chúng không?
Căn cứ vào tư liệu thống kê cho thấy việc bay phản lực va chạm vào
chim và hút vào động cơ rất dễ dàng xảy ra ở châu á, rồi đến châu Mỹ,
châu Âu ít nhất, hơn nữa các sự kiện trên đều xảy ra ở độ cao thấp dới
900 mét, dới 600 mét là khoảng không gây nguy hiểm nhất. Nói như thế
có nghĩa là vấn đề chủ yếu xảy ra khi máy bay cất và hạ cánh.
Hiện nay người ta giải quyết vấn đề này từ hai mặt. Một mặt là đuổi
chim đi, về mặt này đã có không ít biện pháp, như làm một "bù nhìn" có
thể chuyển động, hoặc là trong quá trình máy bay cất hoặc hạ cánh thì
bắn súng để đuổi các chim ở gần sân bay; còn có thể dùng loa, trước khi
máy bay cất hoặc hạ cánh truyền đI những âm thanh mà chim khiếp sợ để
đuổi chúng đI, có khi còn đặt ở các nơi trên sân bay một số tiêu bản
chim đã chết khến con chim trông thấy sợ hãi mà bỏ đi. Đương nhiên về
mặt này còn có một biện pháp nữa mà tác dụng của chúng ngoài việc đuổi
chim ở gần sân bay đi, khiến chúng không có chỗ để gặp gỡ máy bay ra còn
tìm cách kịp thời nhắc nhở người lái chú ý, lái máy bay vòng quanh
khoảng không tập chung đàn chim, như lợi dụng những thành tựu của kỹ
thuật điện tử hiện đại và kỹ thuật rađa, đặt những rađa giám sát tầm xa,
nhắc nhở máy bay đang trên đường bay tránh xa đàn chim; Ở sân bay thì
lợi dụng rađa xung ngắn, chú ý chặt chẽ tới hoạt động của đàn chim ở gần
đường băng để khi cần thiết cho máy bay cất hoặc hạ cánh chậm lại.
Ngoài ra còn phải cải tiến kết cấu máy bay và động cơ để vạn nhất có va
phải chim cũng không sợ, đó mới là biện pháp giải quyết căn bản. Nhưng
rốt cuộc nên thiết kế, cải tiến như thế nào phải đợi sự cố gắng của các
kỹ sư thiết kế và công nhân.
No comments:
Post a Comment