Tình trạng biến đổi khí hậu có thể tạo điều kiện cho sự hồi sinh của khủng
long trong hai hoặc ba triệu năm nữa.
Khí hậu
nóng lên không chỉ tác động mạnh mẽ đến con người mà còn là thảm họa đối với các
loài động thực vật. Thậm chí, một số loài sẽ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nếu
tình trạng này còn tiếp diễn. Tuy nhiên nhiệt độ trái đất tăng cao rất có thể sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho những loài thằn lăn ngày nay phát triển và tiến hóa
thành khủng long.
Khoảng 200 triệu năm trước, khí hậu trên trái đất cực kì nóng nực và
ẩm ướt. Ngoài một số sa mạc và hoang mạc, hầu hết các khu vực đều bị bao phủ bởi
những cánh rừng nhiệt đới rậm rạp. Đây cũng chính là nơi ở lý tưởng của các loài
bò sát . Chúng không ngừng sinh sôi nảy nở và tiến hóa thành những con vật to
lớn có chiều dài hàng chục mét và khối lượng lên đến hàng tấn. Khủng long xuất
hiện và dần thống trị cả trái đất.
Khí hậu nóng, ẩm sẽ tạo điều kiện cho sự tái xuất của khủng long. Ảnh:blirk.net. |
Jason Sediel, một nhà sinh vật học cổ người Mỹ, dự đoán chỉ sau 2-3
triệu năm nữa trái đất rất có thể sẽ quay trở về thời đại khủng long nếu nhiệt
độ cứ tiếp tục tăng lên như hiện nay. Không chỉ đưa ra các căn cứ dựa trên lịch
sử tiến hóa của khủng long, nhà sinh vật học này còn chứng minh cho giả thiết
của ông bằng mẫu hóa thạch của một loài thằn lằn khổng lồ có tên gọi khoa học
là “Barbaturex morrisoni” mà ông và các cộng sự phát hiện tại Myanmar, Tân
Hoa Xã đưa tin.
65 triệu năm trước, sau khi khủng long bị tuyệt chủng, một số loài
loài bò sát vẫn tiếp tục sống và phát triển trên trái đất nhờ khả năng sinh tồn
mãnh liệt. 25 triệu năm sau, trái đất lại một lần nữa nóng lên. Khí hậu nóng ẩm
tạo điều kiện cho các loài bò sát còn sống sót nhanh chóng tiến hóa thành những
động vật có kích thước to lớn, trong đó thằn lằn “Barbaturex morrisoni” là một
ví dụ điển hình. Tuy nhiên sau đó nhiệt độ trên trái đất bỗng nhiên giảm xuống
khiến loài thằn lằn khổng lồ dần dần biến mất.
Theo Jason Sediel, nếu con người không kiểm soát được nhiệt độ của trái đất thì Bắc Cực và Nam Cực sẽ biến mất. Phần băng tan sẽ làm nước biển dâng cao, nhấn chìm hầu hết các vùng duyên hải. Lúc đó, chỉ những khu vực có khí hậu nóng nực ẩm ướt và sa mạc khô cằn tồn tại trên địa cầu. Thời tiết khắc nghiệt sẽ khiến con người di chuyển khỏi những vùng đất đó và tìm đến sinh sống ở một số ít địa điểm có khí hậu mát mẻ hơn. Các khu vực bị bỏ hoang nhanh chóng biến thành những khu rừng rậm rạp. Hàm lượng oxy trên trái đất không ngừng tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài bò sát sinh sôi nảy nở. Kích thước của chúng trở nên ngày một to lớn và cuối cùng tiến hóa thành loài vật khổng lồ tương tự khủng long.
Phần lớn các loài động vật, đặc biệt là động vật có vú, đều sợ khí
hậu nóng nực và ẩm ướt bởi chúng sẽ rất khó tiêu tán nhiệt độ trong cơ thể bằng
cách đổ mồ hôi hoặc tiết nước dãi. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện
một số loài động vật đang có xu hướng thu nhỏ kích thước hoặc giảm lượng mỡ
trong cơ thể để thuận lợi cho việc tản nhiệt. Vậy tại sao loài khủng long lại
không sợ loại thời tiết này? Bởi vì khủng long có thể biến đổi nhiệt độ cơ thể
sao cho phù hợp với khí hậu bên ngoài. Khi khí hậu nóng lên, khủng long không
những không bị ảnh hưởng, mà còn trở nên linh hoạt hơn nhờ đạt được lượng nhiệt
trong cơ thể như các loài động vật có vú.
No comments:
Post a Comment