(Hình minh hoạ)
Khi quan sát bầu trời đêm, chúng ta thường thấy các vì sao nhấp nháy,
có người nói đó là vìsao đang "chớp mắt". Thật ra, vìánh sáng của các vì
sao sau khi băng qua không gian bao la ngút ngàn của vũ trụ, rồi đến
Địa cầu. do gặp phải độ đặc loãng khác nhau của bầu khí quyển nên phải
qua vài lấn triết xạ mới đến được mặt đất, vì vậy ánh sáng trở nên nhập
nhòe mơ hồ. Đồng thời, ngoài sự ngăn trở của bầu khí quyển ra, còn có
các dòng không khí luôn di chuyển cuồncuộn trong bầu khí quyển tác động
vào tia sáng của các vìsao nữa, khiến cho ta có cảm giác là các vìsao
này như đang "chớp mắt" vậy. Sự nhấp nháy của các vìsao cũng gây không
it khó khăn cho các nhà Thiênvănhọc, trong khi quan sát vũ trụ, nênđể
tránh những phiền nhiễunày, các đài thiên vănthường được xây dựng trên
những vị trí rất cao so với mực nước biển. Tuy vậy, việc các vì sao
"chớp mắt"cũng có lợi cho việc dự báo thời tiết, người ta thường nói:
"Tinh tinh chớp mắt, Trời mưa đến gần.” (nếu ngôi sao chớp mắt hơn 70
lần trong 1 phút, chắc chắn trời sẽ mưa).
No comments:
Post a Comment