Hiện nay, hệ thống phòng không của Việt Nam được trang bị 2 tổ hợp tên lửa
phòng không hiện đại S-300PMU1. Với tầm phát hiện mục tiêu 300 km, tầm tiêu diệt
là 150 km, hai tổ hợp này được giao nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội và TP.
HCM.
Lưới lửa phòng không Việt Nam sẽ bao trọn Biển Đông?
Hiện nay, hệ thống phòng không của Việt Nam được trang bị 2 tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại S-300PMU1. Với tầm phát hiện mục tiêu 300 km, tầm tiêu diệt là 150 km, hai tổ hợp này được giao nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội và TP. HCM.
Hệ thống S-300PMU1 không phù hợp để bố trí trên các đảo ở quần
đảo Trường Sa.
|
Đặc điểm của Biển Đông mà đặc biệt là quần đảo Trường Sa là các đảo cách bờ biển Việt Nam từ 400 - 600 km. Với khoảng cách này thì phương án bố trí các tổ hợp tên lửa đất đối không gần bờ biển để phòng không trên biển Đông là không khả thi. Tầm bắn lớn nhất của các hệ thống phòng không hiện tại là 400 km đối với tổ hợp S-400 Triumf mà tổ hợp này hiên tại cũng chưa được xuất khẩu cho nước nào.
Lựa chọn hợp lý nhất là các tổ hợp phòng không tầm xa và tầm trung đặt trên tàu chiến. Tổ hợp hiện có mà Việt Nam có thể mua được là S-300F do Nga nghiên cứu và phát triển. Đây là một biến thể của hệ thống phòng không S-300 mà Việt Nam hiện đang sở hữu hai tổ hợp. Với lựa chọn này, Việt Nam sẽ có được một hệ thống phòng không cơ động và đủ sức mạnh răn đe trên toàn khu vực Biển Đông.
Sức mạnh của tổ hợp phòng không trên chiến hạm S-300F
Tuần dương hạm hạng nặng lớp Kirov và các bệ phóng tổ hợp S-300F. |
Ban đầu S-300F được trang bị cho ba tàu tuần dương tên lửa năng lượng hạt nhân Project 1144 Orlan (tên NATO: lớp Kirov) và bốn tàu tàu tuần dương thông thường Project 1164 Atlant 116 (tên NATO: lớp Slava). Tàu tuần dương thứ tư lớp Slava không được hoàn thành và vẫn ở Ukraine. Bắt đầu từ năm 1977, hệ thống đã được thử nghiệm trên tàu Azov, chiếc tàu tuần dương duy nhất của tàu lớp Project 1134BE Berkut (tên NATO: lớp Kara).
Cận cảnh hệ thống S-300FM. |
S-300F sử dụng các đài radar kiểu TOP SAIL hay TOP STEER, TOP PAIR và 3R41 Volna (TOP DOME) và dẫn đường điều khiển với một phương thức dẫn đường radar bán chủ động (SARH) giai đoạn cuối.
S-300FM Fort-M (tiếng Nga C-300ФМ, định danh NATO: SA-N-20) là phiên bản hải quân khác của hệ thống S-300F, chỉ được lắp đặt trên tàu tuần tiễu lớp Kirov RFS Pyotr Velikiy và sử dụng loại tên lửa 48N6 mới.
S-300FM Fort-M được giới thiệu năm 1990 và tăng tốc độ tên lửa lên xấp xỉ Mach 6 với tốc độ tiếp chiến mục tiêu tối đa lên tới Mach 8.5, tăng kích thước đầu đạn lên 150 kg và tăng tầm tiếp chiến một lần nữa lên 5–150 km, cũng như độ cao tác chiến 10m-27 km. Các tên lửa mới cũng sử dụng biện pháp dẫn đường tối tân và có khả năng ngăn chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
Khai hỏa tổ hợp S-300FM trên tuần dương hạm lớp Kirov của Nga. |
Phiên bản xuất khẩu được gọi là Rif-M. Hai hệ thống Rif-M đã được Trung Quốc mua năm 2002 và lắp đặt trên các tàu khu trục tên lửa phòng không có điều khiển Type 051C mang số hiệu 115 và 116. Mỗi tàu này được trang bị 48 tên lửa của hệ thống S-300FM Rif-M.
Cả hai phiên bản hải quân đều được cho là còn có một máy dò tìm hồng ngoại giai đoạn cuối thứ hai để giảm khả năng bị ảnh hưởng của hệ thống do bão hoà, tương tự như hệ thống tên lửa Standard mới của Mỹ. Điều này cũng giúp tên lửa có khả năng tiếp chiến các mục tiêu dưới đường chân trời của radar, như các tàu chiến hay các tên lửa chống tàu bay lướt trên mặt biển.
Với những điểm ưu việt của tổ hợp S-300F mà chúng ta đã phân tích, tại sao cho đến thời điểm này Việt Nam vẫn chưa sở hữu bất kỳ tổ hợp S-300F nào trong khi đã có hai tổ hợp S-300PMU1? Phải chăng Việt Nam đang bỏ quên lưới lửa phòng không ở biển Đông?
No comments:
Post a Comment