Phần lớn tàu chiến của Hải quân Việt Nam đều có khả năng thực hiện phòng
không trên hạm tầm thấp, tiến đến phòng không trên hạm tầm trung là giải pháp
mang tính khả thi và hiệu quả nhất.
Giải pháp bảo toàn sinh lực cho hạm đội của Việt Nam
Phần lớn tàu chiến của Hải quân Việt Nam đều có khả năng thực hiện phòng không trên hạm tầm thấp, tiến đến phòng không trên hạm tầm trung là giải pháp mang tính khả thi và hiệu quả nhất.
2 tàu hộ tống tên lửa hiện đại nhất Hải quân Việt Nam chỉ có
thể đảm đương nhiệm vụ phòng không cho chính bản thân mỗi tàu chứ chưa đảm đương
được nhiệm vụ phòng không cấp biên đội tàu.
|
Palma là hệ thống phòng không tầm thấp chỉ có khả năng cung cấp bảo vệ cho chính bản thân tàu chiến mang nó chứ không có khả năng đảm bảo phòng không cấp biên đội tàu. Đã có ý kiến cho rằng, Việt Nam nên nhập khẩu hệ thống phòng không trên hạm S-300F để tăng cường khả năng phòng không cấp hạm đội cho Hải quân Việt Nam. Tuy nhiên, việc đầu tư S-300F trong bối cảnh hiện tại là khó khăn.
Trước hết cần lưu ý rằng, S-300F là loại tên lửa hải đối không tầm xa kích thước lớn. Mặt khác các ống phóng được bố trí trên tàu chiến ở dạng ổ quay đòi hỏi không gian bên trong tàu đủ lớn để có thể chứa ống phóng và các thiết bị liên quan.
Vị trí của hệ thống phòng không tầm thấp Palma hoàn toàn có
thể thay thế bằng hệ thống phòng không tầm trung trên hạm
Redut.
|
Nếu nhập khẩu S-300F thì không có một tàu chiến nào của Hải quân Việt Nam có khả năng trang bị nó trừ phi nhập khẩu thêm một tàu khu trục hạng nặng khác.
Với điều kiện ngân sách quốc phòng và chiến lược quốc phòng hiện tại thì việc đầu tư mua sắm các tàu khu trục hạng nặng là một giải pháp không khả thi cả về mặt ngân sách và hiệu quả hoạt động.
Vậy đâu là giải pháp cho phòng không trên hạm Việt Nam? Hiện tại, Nga đã phát triển thành công hệ thống phòng không trên hạm tầm trung Redut trang bị cho tàu hộ tống Đề án 20.380 và tàu khu trục nhỏ Đề án 22.350.
Redut là biến thể dùng trên hạm của hệ thống phòng không Vityaz vừa được Nga giới thiệu cách đây không lâu. Hệ thống được bố trí với 12 cụm phóng thẳng đứng VLS với 4 đạn tên lửa/cụm cơ số 48 tên lửa dùng cho tàu hộ tống Đề án 20.380, 32 cụm phóng cơ số 128 đạn tên lửa cho tàu khu trục nhỏ Đề án 22.350.
Cận cảnh hệ thống phòng không tầm trung trên hạm Redut trên
tàu hộ tống Đề án 20.380 của Hải quân Nga. Tàu hộ tống này có lượng giãn nước
tương đương với Gepard-3.9 của Việt Nam.
|
Hệ thống phòng không Redut hoàn toàn có thể trang bị cho tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard-3.9 của Hải quân Việt Nam. Vị trí phù hợp nhất để đặt hệ thống Redut chính là vị trí của hệ thống phòng không Palma hiện nay.
Chiếc đầu tiên Steregushchiy của Đề án 20.380 sử dụng hệ thống phòng không Kashtan-M với cách bố trí tương tự như trên tàu hộ tống Gepard-3.9 của Việt Nam. Tuy nhiên, từ chiếc thứ 2 Soobrazitelnyy vị trí của Kashtan-M đã được thay thế bằng hệ thống Redut.
Như vậy Việt Nam hoàn toàn có thể tính đến giải pháp trang bị hệ thống Redut cho 2 chiếc tàu Gepard-3.9 đang được đóng mới tại Nga. Nếu 2 chiếc Geprad-3.9 đang được đóng được trang bị hệ thống phòng không trên hạm Redut thì sức mạnh của Hải quân Việt Nam sẽ tăng lên rất nhiều.
4 tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 với 2 chiếc được trang bị hệ thống phòng không tầm thấp Palma cùng 2 chiếc được trang bị hệ thống phòng không tầm trung Redut sẽ mang lại khả năng phòng không trên hạm hiệu quả ở cấp biên đội tàu.
Một tàu Gepard-3.9 trang bị hệ thống phòng không tầm trung triển khai hoạt động xen kẻ với 1 tàu Gepard-3.9 trang bị hệ thống phòng không tầm thấp Palma cùng với tàu tên lửa cao tốc Molniya, Tarantul tạo nên đội hình biên đội tàu với sức mạnh tấn công và phòng thủ toàn diện.
No comments:
Post a Comment