Các
nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện, một chiếc ly có chân do
người La Mã chế tạo cách đây 1.600 năm đã sử dụng những kỹ thuật tương
tự như công nghệ nano hiện đại.
Chiếc ly bí ẩn có tên gọi "Lycurgus Cup" được chế tạo từ thủy tinh lưỡng hướng sắc, giúp nó có màu xanh lá cây khi được chiếu sáng từ phía trước và chuyển thành màu đỏ tươi khi được rọi sáng từ phía sau.
Theo tạp chí Smithsonian, chiếc ly đang
được trưng bày tại Bảo tàng Anh ở London này đã sử dụng các kỹ thuật
tương tự như công nghệ nano hiện đại, với khả năng thao túng các vật
liệu ở cấp độ nguyên tử và phân tử. Các nhà khoa học chỉ giải mã được bí
ẩn về khả năng đổi màu của Lycurgus Cup vào năm 1990, sau nhiều thập
niên đau đầu tìm hiểu về nó.
Chiếc
ly bí ẩn có tên gọi "Lycurgus Cup" có khả năng chuyển màu từ xanh sang
đỏ phụ thuộc vào hướng ánh sáng chiếu rọi và vị trí của người quan sát.
(Ảnh: Daily Mail)
Sau khi nghiên cứu các mảnh vỡ của chiếc
ly dưới kính hiển vi, các nhà nghiên cứu phát hiện, người La Mã đã tẩm
chiếc ly bằng các hạt vàng và bạc được nghiền rất nhỏ, có đường kính chỉ
khoảng 50 nanomét, tức là nhỏ hơn 1.000 lần so với một hạt muối. Lượng
kim loại chính xác được trộn vào khiến các chuyên gia đánh giá người La
Mã là "những nhân vật tiên phong về công nghệ nano" và họ thực sự hiểu mình đang làm gì.
Nhà khảo cổ học Ian Freestone đến từ
trường University College London (Anh), người đã nghiên cứu chiếc ly
cũng như các đặc tính quang học kỳ lạ của nó, gọi Lycurgus Cup là một "kỳ công gây sửng sốt".
Lycurgus Cup dường như chuyển màu khi có
ánh sáng rọi chiếu do đốm sáng của các điện tử kim loại rung động theo
những cách làm biến đổi màu sắc, tùy thuộc vào vị trí của người quan sát
nó. Chiếc ly từng được sử dụng để đựng đồ uống vào các dịp đặc biệt và
theo nhận định của giới nghiên cứu, khi ly được rót đầy chất lỏng, hành
vi của các điện tử dao động sẽ thay đổi, kéo theo sự chuyển màu của
chiếc lý.
Gang Logan Liu, một kỹ sư kiêm chuyên
gia công nghệ nano thuộc Đại học Illinois (Mỹ) quả quyết, người La Mã đã
biết cách tạo ra và sử dụng các hạt nano cho những tác phẩm nghệ thuật
đẹp đẽ.
No comments:
Post a Comment