(Hình minh hoạ)
Các nhà thiên văn thời cổ đại trong lúc quan sát bầu trời, để tiện ghi
nhớ, quan sát vànhất là để dễ dàng nhận ra được ngôi sao mới, đã
phânchia các ngôi sao gần nhau vào một khu vực nhất định, đồng thời căn
cứ vào ngôi sao sáng nhất để vẽ đồ hình sau dó chọn lấy một cái tên từ
các truyền thuyết hoăc thần thoại để đặt cho khu vực của các vìsao này,
đây chính là những chòm sao có sớm nhất trong lịch sử loài người. Nhưng
do người xưa lại có mối quan hệ, trình độ vănhóa lại có nhiều dị biệt,
cho nên tuy cùng một khu vực sao, cùng một định tinh, nhưng mỗi quốc
gia, mỗi khu vực lại có phương thức phân chia khác nhau, danh xưng cũng
chẳng giống nhau. Ví dụ như ngươì Trung Quốc phânchia khu vực gần sao
Bắc Cực thành Tử Vi Viên. Thái Vi Viên và Thiên Vi Viên. Nhưng ở phương
Tây người ta lại phân chia thành chòm Đại Hùng, chòm Tiểu Hùng và chòm
Tiên Hậu. v.v... Vào năm1928, hội ThiênVănHọc Quổc Tế,đã công bố phương
án phân chia các chòm sao trên toàn cầu: phân chia thành 88 khu vực sao,
tức 88 chòm sao, đồng thời xác định vị tri, diện tích của mỗi chòm sao,
bao gồm cà số mục của các định tinh, v.v... Phương án này trêncơ bản
được vạch ra dựa theo hệ thống các chòm sao của người Hy Lạp cổ, nên quá
nửa các chòm sao được đặt tên theo các truyền thuyết hoặc từ các truyện
thần thoại của Hy Lạp.
No comments:
Post a Comment