(Thiên đàn ở Bắc Kinh, Trung Quốc - Ảnh minh họa)
Thiên Đàn ở Bắc Kinh không những nổi tiếng thế giới vì kiến trúc trang nghiêm hùng vĩ của nó mà điều quyến rũ mọi người là ở đó còn có tường vọng âm và hòn đá ba âm, mọi người đi đến chỗ nào đều bị hiện tượng truyền âm kỳ diệu của nó lôi cuốn.
Vì sao người đứng tại điểm A nói khẽ vào tường vọng âm mà người đứng ở điểm B có thể nghe rất rõ? Vì sao đứng trên hòn đá ba âm vỗ tay một cái là có thể nghe thấy liên tục hai ba lần tiếng vọng?
Chúng ta biết sau khi một âm thanh phát ra nó không thể lập tức biến mất. Bạn có thể hỏi ngay: vì sao khi chúng ta vừa nói xong, âm thanh đã nhanh chóng "mất tung tích"? Đó là vì chúng ta nói ở trong phòng, nên âm thanh bị bốn bức tường, trần nhà, nền nhà phản xạ lại rất nhanh, thời gian tiếng vọng truyền phần lớn không đến 1/20 giây nên chúng cùng âm thanh vốn có hợp lại làm một, làm nhanh thêm âm thanh vốn có, vì vậy chúng ta không nghe thấy tiếng vọng. Còn nếu âm thanh phản xạ lại có khoảng cách thời tương đối dài với âm thanh trực tiếp nghe được thì có thể nghe thấy tiếng vọng. Ví như khi nói trong một phòng lớn rộng rãi thì thường xuất hiện tiếng vọng, đó là vì sau khi âm thanh phát ra sóng âm từ bốn phía phản xạ về cần một thời gian dài, khoảng thời gian giữa tiếng vọng và âm thanh vốn có tương đối lâu nên có thể phân biệt rõ lời nói và tiếng vọng. Căn phòng phải lớn rộng như thế nào mới có thể nghe được tiếng vọng? Chúng ta đã biết thời gian kể từ khi âm thanh phát ra đến lúc phản xạ lại phải quá 1/20 giây thì chúng ta mới phân biệt được tiếng vọng. Căn cứ vào điều đó để tính toán thì chỉ khi nào khoảng cách giữa người nói và bức tường là 11,3 mét mới có thể nghe được tiếng vọng.
Khi đã hiểu nguyên tắc đó chúng ta mới có thể biết vì sao đứng trên "hòn đá ba âm" vỗ tay một cái là có thể liên tục nghe đợc 3 tiếng vọng. Đó là vì các bức tường của tường vọng âm cao khoảng 6 mét, bán kính là 32,5 m, hòn đá ba âm được đặt đứng trên tâm điểm của tường bao quanh tường vọng âm vì thế âm thanh phát ra trên hòn đá ba âm có thể truyền đi một cách đều đặn tới các bộ phận của tường bao quanh, âm thanh phản xạ lại cũng đều đi qua tâm đường tròn lại tiếp tục truyền đi theo đường kính đường trong nên khi đập vào tường bao quanh đối diện, nó lại cứ theo đường kính phản xạ trở lại, vì thế chúng ta nghe được tiếng vọng thứ hai, thứ ba.
No comments:
Post a Comment