(Ảnh minh họa)
Những người đã từng đến thăm Hàng Châu đều biết : "Chè Long tỉnh, nớc suối Hổ Bão". Đúng vậy, nước suối Hổ Bão rất tuyệt, sau khi đổ đầy nước vào cốc, nhẹ nhàng bỏ từng viên cuội nhỏ vào, nước sẽ nhô cao hơn miệng cốc mà lại không tràn ra, hình như cốc được đậy bằng một cái nắp vô hình nào đó. Có người nói đó chính là chỗ khác nhau giữa suối Hổ Bão và các suối khác.
Suối Hổ Bão có thật khác không? Nước suối Huệ Sơn ở Vô Tích cũng nh vậy và cũng có ngời nói nó khác với các nơi khác... Những người đã đi thăm nhiều nơi đều biết rằng nói chung nớc các suối đều có thể nhô cao hơn miệng cốc mà không tràn ra, không những chúng không khác với nớc suối các nơi khác mà đều giống nhau.
Vậy thì nguyên nhân khiến nước suối không tràn ra là gì ? Nước có một đặc tính là các phân tử trên bề mặt của nó đều hút lẫn nhau giống nưh chúng ta tay cầm tay nhau; nhiều người tay cầm tay nhau sẽ có sức lớn hơn một ngời đứng một mình, không dễ gì bị người khác kéo tung ra. Các phân tử co kéo lẫn nhau trên bề mặt nước nên không thể dễ dàng bị tách ra. Đặc tính đó gọi là sức căng bề mặt. Nước tinh khiết ở nhiệt độ nhất định có sức căng bề mặt nhất định. Khi nước lẫn tạp chất thì có thể làm sức căng bề mặt giảm đi nhưng cũng có thể làm sức căng bề mặt tăng lên. Ví dụ khi nước có lẫn xà phòng hoặc các chất hữu cơ thì sức căng bề mặt nhỏ hơn so với nớc tinh khiết, nhưng nếu có chứa khoáng chất thì sức căng bề mặt sẽ lớn hơn so với nớc tinh khiết. Nói chung nước suối đều chứa trong đó nhiều khoáng chất vì thế sức căng bề mặt của nước suối lớn hơn nước tinh khiết, đó chính là nguyên nhân khiến nước suối có thể nhô cao hơn miệng cốc mà không tràn ra ngoài.
Thực ra mọi chất lỏng đều có sức căng bề mặt chỉ có lớn nhỏ khác nhau thôi. Có lúc chúng ta thấy con muỗi nằm yên trên mặt nước, vì sao nó không bị chìm? Đó là vì áp lực của con muỗi đối với mặt nước nhỏ hơn sức căng bề mặt của nước.
No comments:
Post a Comment