Saturday, June 8, 2013

Phát hiện tổ tiên sớm nhất của loài người

Các nhà khoa học vừa tìm thấy bộ xương loài linh trưởng tồn tại lâu đời nhất thế giới, được xem là tổ tiên đầu tiên, chứa những mắt xích còn khuyết trong quá trình tiến hóa của nhân loại.
Bộ xương loài linh trưởng Archicebus Achilles có niên đại 55 triệu năm được tìm thấy ở gần sông Dương Tử, miền Trung Trung Quốc.
Phát hiện tổ tiên sớm nhất của loài người
Bộ xương loài linh trưởng niên đại 55 triệu năm vừa được phát hiện.
Bộ xương gần như hoàn chỉnh của loài Archicebus Achilles đánh dấu thời khắc chuyển giao quan trọng, khi loài linh trưởng bắt đầu tìm tới sống trên những cành cây, yếu tố then chốt để hình thành các loài khỉ, vượn hiện đại.
Giải phẫu bộ xương vừa tìm thấy còn khẳng định, hốc mắt của loài linh trưởng này khá nhỏ, chứng tỏ nó là loài hoạt động vào ban ngày. Trong khi đó, nhà sinh vật học Xijun Ni, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Khu vực này từng là các hồ lớn, được bao quanh bởi những cánh rừng nhiệt đới tươi tốt trong thời kỳ đầu của Kỷ Eocene”.
Phân tích còn cho biết, loài linh trưởng mới được phát hiện chỉ sở hữu cân nặng chưa tới 1 ounce (tương đương 23gr). Với các chi mảnh mai và một cái đuôi dài, loài động vật này có khả năng sống hoàn hảo trên cây vào ban ngày, với thức ăn chủ yếu là côn trùng. Giống với tinh tinh, ngón chân cái của Archicebus Achilles nằm đối diện với các ngón chân còn lại, giúp nó bám chắc vào cành cây, với thức ăn chủ yếu là côn trùng.
Phát hiện tổ tiên sớm nhất của loài người
Dựng hình loài Archicebus Achilles.
Trong khi đó, tiến sĩ Christopher Beard, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Carnegie ở Pittsburgh, Mỹ cho biết, bộ xương loài Archicebus Achilles khác hoàn toàn với bất kể các loài linh trưởng nào, bất kể cá thể sống hay hóa thạch từng được biết đến trước đó. Tiến sĩ Dan Gebo của Đại học Bắc Illinois tin rằng, đây là bộ xương loài linh trưởng lâu đời và hoàn thiện nhất so với hóa thạch các loài linh trưởng nguyên thủy từng được phát hiện.
Không chỉ giúp giải mã những mắt xích còn thiếu, việc phát hiện bộ xương linh trưởng ở Trung Quốc còn góp phần ủng hộ quan điểm cho rằng, châu Á mới thực sự là cái nôi của các loài linh trưởng, chứ không phải châu Phi như các tài liệu trước đây.

No comments:

Post a Comment