(Ảnh minh họa)
Nếu bạn cần bổ củi thì dùng một cái rìu có sống dao tương đối dày sẽ bổ được củi tương đối dễ, còn nếu bạn vào bếp thái rau, dùng con dao thái rau có sống dao tương đối mỏng thì sẽ cảm thấy thuận tiện đỡ tốn sức, vì nguyên nhân gì thế?
Lỡi dao vốn xiên (có con xiên một mặt, một mặt phẳng, có con hai mặt đều xiên), khi dùng dao chặt hoặc thái vật gì đó đương nhiên là phải dùng sức, lực đó làm cho lỡi dao đẩy ép vật về hai bên, khiến vật đó tách rời, do lực đẩy của lưỡi dao vào vật lớn hơn nhiều so với lực ta dùng nên dễ dàng cắt tách vật ra.
Vậy thì quan hệ giữa sống dao và lưỡi dao như thế nào? Căn cứ vào sự phân tích lực chúng ta biết độ dài mặt nghiêng của lỡi dao rộng hơn sống dao mấy lần thì lực đẩy của lỡi dao vào hai bên cũng bằng ấy lần lực tác dụng. Ví dụ mặt nghiêng của một lỡi rìu dài 4 tấc, sống rìu rộng 1 tấc, chúng ta dùng một lực 10 kgl để bổ củi mỗi bên đều là 40 kgl. Nếu đem chiều rộng của sống rìu này giảm đi một nửa và vẫn dùng 10 kg lực thì lực đẩy vào hai bên của lỡi rìu sẽ tăng lên tới 80 kgl. Vì vậy sống dao càng mỏng, mặt nghiêng của lưỡi dao càng dài thì càng đỡ tốn sức. Loại dao thái rau thờng không chỉ sống dao mỏng mà lưỡi dao còn rất sắc vì thế lực tập trung trên lỡi dao sẽ đặc biệt lớn, khi thái, cắt vật không tốn sức lắm.
Rõ ràng là mặt nghiêng của lỡi dao càng dài càng tốt, sống dao càng mỏng càng tốt, nhưng vì sao sống dao bổ củi lại dày như vậy? Đó là vì củi rất cứng, dùng dao mỏng bổ củi sẽ sinh ra một phản lực rất lớn dễ làm cho lưỡi dao mỏng bị sức mẻ; mặt khác, dao mỏng không thể có thân hình dày chắc như dao bổ củi, khi bổ không tạo ra lực, không dễ tách được củi ra. Dao bổ củi tuy không tiết kiệm sức như dao mỏng nhưng thân dao dày chắc có trọng lượng tương đối lớn chịu xung lực cũng cao, chúng ta lợi dụng trọng lượng bản thân nó và lực trên sống dao cũng đủ để chẻ củi được. Vì thế dao bổ củi mới đánh thành hình dạng như ngày nay.
No comments:
Post a Comment