(Ảnh minh họa)
Vào lúc mới phát minh nòng súng và nòng pháo đều nhẵn trơn không có đường khương tuyến (rãnh xoắn). Khi ấy viên đạn sau khi bắn đi chỉ bay thẳng lên trước và tỷ lệ trúng đích rất thấp.
Trớc đây đã từng có một số chuyện buồn cười trước trận địa giao chiến của quân đội hai bên. Có lúc đạn vừa bay chưa được bao xa đã lộn đầu rơi xuống. Có lúc vừa ra khỏi nòng súng, nòng pháo, đạn đã quay đầu lại bay về trận địa mình. Cho dù là xạ thủ hạng nhất cũng không tránh khỏi gây ra những sự cố tương tự như thế. Đó là vì nguyên nhân gì?
Sau này mới tìm được nguyên nhân. Khuyết điểm đó là do khi đạn súng và đạn pháo bay vì chịu sức cản của không khí nên lúc lệch sang bên này, lúc lệch sang bên kia, phương hướng bay không ổn định, thậm chí quay đầu bay trở lại.
Làm thế nào bây giờ? Rất nhiều chuyên gia súng đạn đã hao tâm tổn trí về vấn đề này.
Thế nhưng chính trò chơi con quay của trẻ con đã giải quyết được vấn đề khó khăn này. Người ta đã được gợi ý từ con quay. Có người đã kiến nghị bên trong nòng súng, nóng pháo khắc thêm những đường xoáy trôn ốc. Làm như vậy khi viên đạn theo những vòng xoáy trôn ốc đó bắn ra sẽ xoay quanh đường trục của bản thân như con quay mà chuyển động với tốc độ cao. Bất kỳ vật thể nào, nếu tự xoay quanh mình đều có xu hướng giữ cho trục quay không đổi. Như thế cũng như con quay nó sẽ không lệch sang bên này, lệch sang bên kia.
Sau khi đã ra khỏi nòng súng, nòng pháo viên đạn sẽ giống như con quay vừa xoay, vừa tiến, không lệch sang bên này, sang bên kia, đầu đạn trớc sau chỉ nhằm vào mục tiêu mà bay, dù có gặp dòng không khí cũng không dễ dàng thay đổi phương hướng và như vậy sẽ nâng cao tỷ lệ trúng đích rất nhiều.
Con quay xoay càng nhanh càng không dễ bị đổ. Khi viên đạn bay nếu tốc độ xoay càng nhanh thì phương hướng càng ổn định. Vì thế trong nòng súng bộ binh hiện nay phần lớn là tiện tới 4 đường khương tuyến, khi viên đạn vừa ra khỏi nòng súng, mỗi giây có thể xoáy tới 3600 lần.
No comments:
Post a Comment