Tuesday, May 14, 2013

Vì sao đi xe đạp trên đường lầy rất tốn sức?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Khi xe đạp đi qua một đoạn đường bùn ­ớt thì hình nh­ư hai bánh xe đạp không phải là tròn nữa, đi xe đạp rất tốn sức. Có phải là săm thủng không? Không phải. Có phải các viên bi trong ổ trục bị hỏng không? Cũng không phải.
Thế thì do duyên cớ gì?
Khi đi bộ trên tuyết dày hoặc bùn lầy chẳng phải bạn cảm thấy rất khó cất b­uớc à? Đó là vì khi chân dẫm xuống đất trọng lượng toàn thân sẽ ép lên một diện tích lớn bằng gan bàn chân. Khi độ lớn của áp lực v­ợt quá giới hạn đàn hồi để khôi phục hình dáng vốn có của lớp tuyết hoặc lớp bùn thì chân sẽ sụt xuống lớp tuyết hoặc lớp bùn mềm mại ấy, như­ vậy khi bạn cất b­ước lần thứ hai không thể không đ­a chân lên cao hơn lúc đi đường bằng phẳng vì thế sẽ cảm thấy tốn sức. Tình hình xe đạp đi trên đường lầy cũng nh­ư vậy, do độ lớn của áp lực xe đối với bùn v­ợt quá giới hạn đàn hồi của đất bùn, nên đất bị ép thành một rãnh sâu. Như­ vậy khi xe muốn tiến lên trước hết phải dùng sức để hai bánh xe đạp v­ượt lên khỏi rãnh, bánh xe bị chìm xuống càng sâu, lực ma sát càng lớn, lực cần thiết để vư­ợt lên khỏi rãnh cũng càng lớn. Mặt khác muốn xe tiến lên phía trước thì đất bùn phải đẩy bánh xe sau bằng một lực tương đối lớn. Những lực này bằng lực tác dụng của bánh xe lên đất bùn, điều đó lại đòi hỏi người đi xe phải đạp một lực tương đối lớn lên bàn đạp, vì thế đạp xe đạp trên đất bùn tốn sức rất nhiều so với đi trên đường bằng phẳng.

No comments:

Post a Comment