Hiện nay các đồng hồ chống nước nói chung đều dùng nắp khi vặn vào không bị hở và có vòng đệm lớn có sức đàn hồi tốt làm bằng cao su clo hoá.
Hầu như mỗi bác sĩ, hộ lý, thầy giáo, người lái xe, bộ đội biên phòng, nhân viên thăm dò địa chất ... đều cần phải sử dụng đồng hồ đeo tay. Đồng hồ đeo tay ở cổ tay nên khó tránh khỏi tiếp xúc với nước, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức khi lao động trên cổ tay thường ra nhiều mồ hôi. "Nước" không chỗ nào không vào được, nên nó có thể thấm qua nắp đồng hồ đọng trên các chi tiết khiến các chi tiết trong đồng hồ bị gỉ, nhưng cơ cấu tinh vi bị mất đi tính chính xác. Để nước không thấm được vào trong đồng hồ điều chủ yếu là phải làm nắp thật kín. Hiện nay các đồng hồ chống nước nói chung đều dùng nắp khi vặn vào không bị hở và có vòng đệm lớn có sức đàn hồi tốt làm bằng cao su clo hoá. Ở núm lên dây cũng lắp vòng đệm kín và ở chỗ tiếp giáp giữa vòng đệm núm lên dây và ống phòng chống nước của nắp lại bôi thêm một ít "mỡ silic" làm cho chỗ đó thêm kín và khi lên dây cót được dễ dàng trơn tru. Ngoài ra mặt kính đồng hồ chế tạo bằng thuỷ tinh hữu cơ có tính đàn hồi được nắp kín vào nắp trên. Như thế ở độ sâu trên 30 mét vẫn bảo đảm "một giọt nước không lọt vào nổi". Đó là tất cả những bí mật về đồng hồ đeo tay chống nước. Nhưng cần llưu ý rằng đồng hồ chống nước dùng đã lâu thì tránh tiếp xúc với nước vẫn tốt hơn.
Nói chung các đồng hồ đeo tay đều rất "yếu", không cẩn thận để rơi một cái là có khi không chạy nữa phải đa đến cửa hàng để "sửa". Bộ phận yếu nhất của đồng hồ đeo tay là bánh lắc (cơ cấu chỉnh động) chạy nhanh nhất, trục chuyển động của nó chỉ nhỏ bằng một nửa sợi tóc mà phải đỡ một bánh răng lớn hơn 1 xentimet. Vì thế khi gặp chấn động, trục đó rất khó tránh khỏi tổn thương. Ở các đồng hồ chống chấn động các chân kính bằng đá quí đỡ trục bánh lắc không dát chặt vào lố trên tấm kẹp mà dùng một lá đàn hồi mỏng chống chấn động, ép chặt chân kính này vào bát chống chấn động trong bộ phận chống chấn động. Như thế khi đồng hồ bị chấn động thì bát chống chấn động và trục dao động có thể cùng di động rất nhẹ nhàng sang phải sang trái lên trên xuống dưới trong bộ phận chống chấn động.
Vì sao có loại đồng hồ đeo tay có thể chống từ được ? Vì sao lại phải chống từ ? Bởi vì có rất nhiều người phải làm việc ở những địa điểm có từ trường rất mạnh và trong cuộc sống cũng có thể phải tiếp xúc với những vật có từ tính. Từ lực mạnh có thể làm sai độ chính của đồng hồ đeo tay, đặc biệt là dây tóc - bộ phận quyết định đồng hồ chạy nhanh hay chậm, sau khi đã nhiễm từ thì đồng hồ sẽ giống như mắc "bệnh thần kinh" trong một ngày có thể chạy nhanh tưới 1 giờ. ở đòng hồ đeo tay chống từ người ta dùng nguyên liệu hợp kim không bị từ hoá để làm dây tóc; ở một số đồng hồ, tại vòng trong của mặt còn lắp một vòng sắt nguyên chất có độ nhiễm từ cực cao, làm như vậy sẽ cách ly được đường từ lực từ bên ngoài đi qua các chi tiết của đồng hồ, do vậy chống được từ.
Nếu không phải là đồng hồ chống từ tốt thì sau khi cởi ra tốt nhất không nên để ở cạnh máy thu thanh vì biến áp trong máy thu thanh có từ tính, nếu cứ luôn luôn để như vậy có thể khiến đồng hồ chạy không đúng nữa.
Muốn biết có phải là loại đồng hồ "chống mưa", chống chấn động, chống từ hay không chỉ cần nhìn vào những chữ in ở mặt đồng hồ hoặc ở nắp sau là biết được.
No comments:
Post a Comment