Khi dùng kim xuyên, lực mà chúng ta dùng đều tập trung vào mũi kim.
Vì sao cái kim dễ dàng xuyên vào vật thể khác còn một cái đinh đầu tù thì không dễ dàng xuyên vào vật thể khác?
Đó là do áp suất tác dụng vào vật thể khác nhau.
Khi chúng ta dùng kim hoặc một cái đinh đầu tù xuyên vào một tấm vải hoặc một lớp giấy dày, dù dùng sức như nhau nhưng áp suất mà chúng phải chịu lại không giống nhau. Khi dùng kim xuyên, lực mà chúng ta dùng đều tập trung vào mũi kim, còn khi dùng đinh đầu tù xuyên vào, lực của nó phân tán trên diện tích của đầu tù lớn hơn nhiều so với mũi kim. Vì thế vật thể chịu áp suất của mũi kim rõ ràng là lớn hơn nhiều so với áp suất của đầu tù cái đinh. Vì thế kim có thể xuyên rất dễ dàng vào vật thể khác.
Lưỡi dao sắc sẽ cắt vật dễ dạng hơn lỡi dao cùn, cũng là do áp lực tập trung vào diện tích tương đối nhỏ.
Thế nhưng áp suất quá lớn thường gây ra phiền phức.
Ví như khi bạn đi trên lớp tuyết xốp, thường là do lớp tuyết chịu không nổi trọng lượng của thân người nên hai chân bị sụt xuống.
Tuy vậy chúng ta cũng có cách đối phó, chỉ cần đi trên bàn trợt tuyết là bạn có thể trợt trên tuyết như bay mà lại không bị sụt xuống.
Đó là vì sao?
Đó là vì diện tích bàn trợt tuyết lớn hơn chân bạn rất nhiều - hầu như lớn hơn chân 20 lần, nó làm cho lực mà thân thể bạn ép lên trên tuyết bị phân tán. Điều này cũng giống như đinh đầu tù không dễ dàng xuyên vào vật thể.
No comments:
Post a Comment