Tuesday, May 7, 2013

Nói lắp có chữa được không?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Nói lắp hay cà lăm là một chứng tật về khả năng nói khá phổ thông. Người mắc tật này mặc dù biết rõ mình muốn nói câu gì nhưng khi phát âm thường phải lặp lại các âm nhiều lần hay kéo dài một âm lâu trước khi phát ra tiếng kế tiếp. Hiện tượng nói lắp thường hay gặp ở những người nói nhanh hay bị vấp và có thể sửa được khi còn nhỏ. Tuy không phải là bệnh, nhưng nói lắp thường đưa lại nhiều phiền phức và đau khổ cho người mắc. Nguyên nhân gây nói lắp thường là do: chấn thương khi còn sơ sinh (sinh khó, ngã... ảnh hưởng đến vùng Broca). Người mẹ khi mang thai mắc bệnh hoặc trẻ bị bệnh ở não sau khi điều trị khỏi đã để lại tỳ vết nào đó ở trung tâm ngôn ngữ. Trên vỏ não có những đoạn tách rời ngăn những tín hiệu lưu thông bình thường giữa các khu vực trong vùng kiểm soát ngôn ngữ. Muốn bỏ được nói lắp, trước hết phải xóa bỏ trở ngại về tâm lý. Phương pháp hữu hiệu để chữa bệnh nói lắp là tốc độ nói phải chậm, khi nói phải mạnh dạn, nên tập đọc to mỗi ngày một lần; đứng trước gương tập nói hay thường xuyên nói chuyện cùng với những người thân thiết của mình là một trong những cách đem lại hiệu quả cao. Nhưng lưu ý là phải luyện tập đều đặn, kiên trì hằng ngày.

No comments:

Post a Comment