Responsive Advertisement

Tìm Kiếm

Tuesday, May 22, 2012

11 loài dơi "dị" nhất thế giới

Bấy lâu nay, loài dơi đã là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao câu chuyện kinh dị, thần bí hay những quan niệm sai lầm. Dơi quả thực là một sinh vật độc đáo của tạo hoá với nhiều loài, nhiều hình dáng và kích cỡ khác nhau. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 10 trong số những loài dơi kỳ lạ nhất trên thế giới.

11. Dơi Chuối


Dơi Chuối chỉ sống ở vùng phía Tây của Mexico, nổi tiếng với chiếc mũi rất dài, thậm chí là dài nhất trong tất cả các loài dơi (tất nhiên là so với kích thước cơ thể của chúng).

Hầu như nó chỉ ăn mật hoa và là một “nhân viên” thụ phấn quan trọng trong hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới vào mùa rụng lá của chúng. Người ta thường thấy loài dơi này trong các đồn điền trồng chuối và đó là lý do tại sao nó lại có cái tên giản dị mà ngộ nghĩnh này.

10. Dơi Ma



Loài dơi có lông trắng này được tìm thấy tại các cánh rừng nhiệt đới ở Mexico, Brazil và cả trên đảo Trinidad, vùng Ca-ri-bê. Chúng là loài sống đơn độc. Suốt thời gian ban ngày, chúng treo mình dưới những lá cọ và chỉ bay lượn vào ban đêm để săn những con bướm đêm hoặc các loài côn trùng bay.

9. Dơi Chapin’s



Rất dễ nhận ra loài dơi này nhờ “kiểu tóc” kỳ quoặc của chúng và đặc biệt là cái mùi lạ lùng mà những chú dơi đực dùng để thu hút “bạn gái” trong quá trình tìm hiểu. Thức ăn yêu thích của dơi Chapin’s là côn trùng. Chúng ta có thể gặp chúng trong những cánh rừng nhiệt đới tại Trung Phi.

8. Dơi Mặt Nhăn (Wrinkle Faced Bat)



Những chú dơi thích ăn hoa quả này sống ở Mexico và Trung Mỹ. Tại đây, chúng còn được biết đến với những cái tên như “murcielago viejito” (“dơi ông già”) hoặc “murcielago zopilote” (“dơi mặt trần”) bởi vì khuôn mặt nhăn nhúm và không có da của chúng. Chúng có một cái túi da lớn để che đi khuôn mặt trong lúc ngủ.

7. Dơi Tai To (Big Eared Bat)



Giống như những loài dơi khác, Dơi Tai To sử dụng sóng âm để tìm mồi. Thức ăn yêu thích của chúng là những con côn trùng bay. Với đôi tai khổng lồ, loài dơi này thính hơn những loài tai nhỏ. Chúng sống ở nhiều vùng trên thế giới.

6. Dơi Săn Cá (Fishing Bat)



Đây là một loài dơi lớn, sống ở Mexico, Trung và Nam Mỹ. Chúng hầu như chỉ ăn cá. Chúng dùng móng vuốt để chộp lấy cá trên mặt nước và đôi cánh trợ giúp chúng khi ăn. Có một loài dơi cùng họ với chúng nhưng nhỏ hơn (Lesser Fishing Bat) chuyên đi săn những loài côn trùng sống dưới nước.

5. Dơi Mặt Quỷ (Ghost Faced Bat)



Dơi Mặt Quỷ sống khắp nơi trên Lục Địa Mới, trải dài từ phía nam Hoa Kỳ cho đến Peru. Chúng sở hữu một vẻ ngoài vô cùng kỳ quặc: gần như không có mũi, trên mặt có những lớp da cứng kỳ lạ cùng cái trán nhô lên. Sở thích của chúng là những con côn trùng ăn đêm.

4. Dơi Chân Dính (Sucker Footed Bat)



Loài dơi này chỉ sống ở vùng Madagascar. Người ta từng cho rằng chúng dùng giác hút trên đôi cánh và mắt cá chân để bám vào các lá cọ cũng như những bề mặt trơn nhẵn khác. Ngày nay người ta khám phá ra rằng chúng không dùng giác hút mà tự tạo ra một loại chất kết dính như hồ - chất kết dính này còn được các loài ếch sống trên cây và kỳ nhông “ưa dùng”.

3. Dơi Mũi Ống (Tube Nosed Fruit Bat)



Những chú dơi vùng rừng nhiệt đới trên quần đảo Philippines này đang trong tình trạng bị đe doạ. Chúng được tìm thấy năm 1984 và gây được sự chú ý nhờ đôi lỗ mũi hình ống kỳ lạ cùng những sọc vằn trên lưng (rất rất ít loài dơi nào có đặc điểm này). Thức ăn chủ yếu của chúng là quả sung và một số loại trái cây khác. Tuy nhiên, cũng thi thoảng những con côn trùng cũng trở thành mồi cho loài dơi này.

2. Dơi Đầu Búa (Hammer Headed Bat)



Được tìm thấy ở những cánh rừng mưa châu Phi, những con dơi đực của loài dơi to lớn này sở hữu cái đầu to với hình dáng rất kỳ lạ. Khoang ngực của hầu hết các con đực tạo ra những âm thanh lớn nhằm thu hút con cái. Chúng ăn hoa quả và đôi khi là những con vật khác.

1. Dơi nếp mũi (Hipposideros griffini)



Dơi nếp mũi Hipposideros griffini - Ảnh: asmjournals.org

TTO - Tin từ tạp chí khoa học Science Daily, một nhóm các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế vừa công bố phát hiện một loài dơi mới chỉ được tìm thấy ở đảo Cát Bà (vịnh Hạ Long) và vườn quốc gia Chư Mom Ray (Kon Tum).

Loài dơi mới có tên gọi dơi nếp mũi, tên khoa học Hipposideros griffini - được đặt theo tên cố giáo sư Donald Redfield Griffin ở ĐH Rockefeller, New York, Mỹ. Griffini là người có công lớn trong lĩnh vực nghiên cứu tần số sóng siêu âm loài dơi. Chính lĩnh vực nghiên cứu này là chìa khóa để xác định H. griffini là một loài dơi mới. Phát hiện này nâng tổng số loài thuộc chi dơi Hipposideros lên con số 70.

Thông tin trên tạp chí Discovery cho biết TS Vũ Đình Thống, làm việc tại Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội, là trưởng nhóm nghiên cứu loài dơi nếp mũi này. Ông nói tần số định vị sóng siêu âm của dơi H. griffini khoảng 76,6Hz - 79,2Hz, cao hơn so với tần số sóng siêu âm phổ biến 64,7Hz - 71,4 Hz của “họ hàng” dơi nếp mũi quạ H. armige.

Ngoài ra, dơi H. griffini cũng có kích thước cơ thể nhỏ hơn dơi H. armige, hộp sọ và răng của 2 loài dơi này cũng có điểm khác biệt. Và sự khác biệt cũng xuất hiện trong ADN ti thể được thu thập từ 2 loài dơi nêu trên. Các bằng chứng trên cho thấy tuy hai loài dơi này cùng sống trong cùng một khu vực địa lý nhưng mỗi loài có những điểm độc đáo riêng

No comments:

Post a Comment

Các bạn hãy trả lời Mail để nhận sách miễn phí nha

Văn Bản

RubyBook

Chào mừng các bạn đến với trang blog của mình.Nếu cần những cuốn sách nào theo yêu cầu của các bạn xin gửi mail cho mình theo địa chỉ mail bên dưới nhé




Liên Hệ Với Chúng Tôi

Name

Email *

Message *