Responsive Advertisement

Tìm Kiếm

Tuesday, August 9, 2011

Tổ tông nhà hổ

Hổ là giống ăn thịt , xuất hiện vào đầu kỷ Đệ tam - thuộc nguyên đại Tân sinh, cách đây 56 triệu năm - một trong những nhóm động vật có vú nguyên thuỷ cổ nhất.


Tổ tiên của loài hổ ngày nay là giống hổ không đuôi, răng kiếm, là Ma - hai - rô -đút to nhiều hơn các giống hổ ở A -mua hay Ben-gan; nó dám tấn công cả tê giác và voi ! Miệng nó há rộng khủng khiếp, gần như một góc vuông và cắm dễ dàng những răng kiếm nhọn vào dạ dày con mồi.

Từ đầu kỷ Đệ tứ về sau (một triệu năm) có những băng kỷ ghê gớm. Giá rét khủng khiếp đã nhr hưởng đã ảnh hưởng đến thế giới đọng vật và thực vật. Con vật to lớn đầu tiên ở châu Âu rời nơi cư trú đi lầm về những vùng nhiệt đới - có lẽ bắt đầu từ băng kỷ cuối cùng - là con hổ răng kiếm. Và sau đó rất lâu, con linh cẩu và sư tử mới lên đường tiến về hướng Mi-đi, chắc là khi lưỡi đất Gi-bran-ta đứt đôi và Địa Trung hải lại một lần nữa hoàn toàn chìm xuống vĩnh viễn cho tới giờ đây. Gấu, bò tót, hươu thì rút về phương bắc. (theo lịch sử các loài vật của Ri- sa Lơ- vin- xơn và đời sống trái đất của A. I- a- cốp- lép).

Có tác giả nói rằng hổ ngày nay, không dính líu gì đến con hổ không đuôi răng kiếm. Nhưng luận cứ còn mơ hồ, không vững chắc.

Hổ được mang tên khoa học là Panthera tigris hay Felix tigris và là con vật mạnh nhất trong họ Mèo

Đặc tính và sinh hoạt của hổ

Hổ là con vật ăn thịt sống, dữ tợn và nham hiểm, thường sống và đi ăn một mình, trừ thời kỳ hôn phối. Nó là chúa sơn lâm của các vùng rừng Viết Nam, Đông Dương và Châu Á nói chung.Trên bản đồ động vật thế giới, vùng cư trú của hổ phân bố từ Ba Tư, Tuyếc- kít- xtăng đến tận Trung Quốc, nhiều nhất ở Ben-gan, Mã Lai, Đông Dương, Gia-va và Su-ma-cha, Ba-li.

Tuy nhiên, ngày nay thỉnh thoảng người ta vẫn thấy hổ xuất hiện ở vài vùng lạnh lẽo, băng giá ở châu Á. Cúng thường hoạt đọng trên các vùng Bắc Á châu, tận miền Đông Nam Tây-bá-lợi-á, vùng sông Hắc Long Giang (địa phận Mãn Châu) đến tạn Ấn Độ, sang đến phía Tây và phía Nam biển Cát- xpien (thuộc Liên Xô cũ)

Ở Tích Lan, Tây Tạng và đảo booc-nê-ô không thấy có giống "mèo khổng lồ này". Con trên lục địa Phi Châu và Mỹ Châu thì ngày nay loài hổ này đã hoàn toàn tuyệt diệt.

Tại sao nó lại có thể là chúa sơn lâm của các vùng rừng châu Á? Trước hết có lẽ do hổ có thể xác to lớn và sức khỏe phi thương. Một con hổ đực nặng khoảng hai tạ có thể quắp con lợn to nặng vài chục kilo nhảy qua hàng rào không một tiếng động và hổ có thể nhảy xa 5-6m. 

Hổ còn có thêm vũ khí rất lợi hại đó la bộ nanh và bộ vuốt. So với bộ răng của nhiều loài thú ăn thịt (chó, cầy,..) răng hổ ít hơn như cỡ lớn hơn, cạnh sắc và mấu khoẻ hơn. Răng cưa nhỏ và dẹp không có tác dụng quan trọng. Nhưng răng nanh rất lớn dùng để cắn xé và rỉa thịt: răng hàm dẹp bên và có mấu sắc nhọn, sắc dùng để căn dập xương con mồi. Hơn nữa, mặt hổ tròn; hàm trên và hàm đươi không dài , nên là thành hai gọng kìm ngắn và rất khoẻ, giúp con vật ngoạm mồi rất chặt và cắn vỡ được ống xương cứng nhất.

Bộ vuốt của hai bàn chân trước cũng khoẻ và sắc, dùng để tát và giữ mồi . Chỉ cần vả một cái là hổ có thể móc gọn hàm dưới của chú lợn lòi. Và con vật luôn luôn dũa sắc bộ vuốt bằng cách cào vào thân cây gỗ. Trong chuồng hổ ở vườn thú, có một khúc gỗ lớn, chình là để thoả mãn nhu cầu của con vật này. Cũng vì bộ vuốt lợi hại như vậy mà ở Trung Quốc và Việt Nam trước kia, thường co phong tục dùng "hổ trảo" (tức vuốt hổ), để làm bùa đeo cho các cháu nhỏ với niềm tin vuốt sẽ bảo vệ cho chàu luôn luôn khoẻ mạnh.

Cần nói thêm một chút so với sư tử , báo... các loài thú ăn thịt có vuốt khác thì vuốt hổ rất độc ....vì quá bẩn. Khi nó cào cấu vào đâu thì da thịt con người chỗ đó bị thối rữa ngay. Thế nên sau khi đã bắn được hổ, người ta thường đốt vuốt của hổ để tránh nhỡ ra vô ý đụng phải.

Ông bà ta có câu: " rừng già nhiều voi, rừng còi nhiều hổ", chứng tỏ hổ ít khi ở rừng sâu, trừ một vài nơi có hang hốc, gần khe suối. Ban ngày nó thường tìm nơi yên tĩnh, giữa các khu rừng tre, hoặc hang hốc, rú cạn, lau lách dọc theo kênh ngòi. Đêm mới mò ra bắt mồi. Trái ngược với mèo - người anh em họ nội - hổ rất thích nước, hay tắm, dễ dàng bơi qua ao đầm và cả sông lớn. Chúng ta thường nghe chuyện hổ, ban đêm lén bơi qua những khúc sông hẹp để vào làng xóm bắt gia súc. Những khi chẳng bắt được mồi, bị cơn đói thúc bách, mà gặp chiếc đó của người đặt bắt tôm, tép ở các bờ suối, bờ sông thì hổ cũng không bao giờ từ chối. Nó lẹ làng dùng hai chân trước bưng lên, ngửa cổ há họng đổ cả chiếc giỏ đầy tôm, tép vào miệng và liếm mép cái xong, chuồn ngay! Sợ trì hoãn bị người bắt gặp thì khốn. Vì thế, ta mới có câu " ăn như hùm đổ đó". 

Hổ không sinh sản theo mùa nhất định như một số loài thú khác, khi động dục thì hổ cái toát ra một mùi xạ đặc biệt và kêu bằng một thứ tiếng kêu khác hơn ngày thường; đó là một thứ tín hiệu gợi tình, chỉ có những chàng trai hổ mới biết được. Những người sinh sống ở rừng lâu năm, thường chứng kiến những cuộc tranh tài ác liệt giữa những con hổ đực, để giành lấy vị " hôn thê". Chúng đánh nhau có khi suốt ngày đêm, gầm vang cả núi: Tuy nhiên chưa hề thấy xảy ra chết chóc. Con chiến thắng cuối cùng sẽ được "nàng" chọn làm "đức lang quân".

Trong suốt thời kỳ "trăng mật", vợ chồng hổ cùng đi săn bắt mồi, luôn luôn sống có đôi bên nhau. Nhưng đến khi hổ cái có mang, nó bắt đầu giở chứng nhe răng, giương vuốt đuổi "chồng" đi. Anh chàng râu hùm hàm én vậy mà cũng sợ vợ. Đành "nhẫn nhịn đàn bà" ra đi cuộc sống cô độc 1 mình. Ta hay nói : "Dữ như hổ cái" là phải! 

Hổ mẹ tương lai bao giờ cũng chọn 1 cái hang, một bụi rậm hay đám lau sậy kín đáo làm tổ đẻ con, sau 105 ngày cưu mang, hổ thường đẻ 2-3 con, nhiều nhất là 6 con. Hổ con ra đời mắt nhắm kín, to cỡ một con mèo lớn. Mấy tuần đầu, hổ mẹ luôn nằm bên con, đợi cho con phát triển đầy đủ, khi nào đói quá mới tạm rời con đi bắt mồi. Ta hay nói :" Hổ dữ cũng không ăn thịt con" làm ví dụ để so sánh, nhắc nhở về luân lý của bổn phận người làm cha mẹ. Điều này không hoàn toàn đúng, như ta đã biết, hổ thường đẻ hay nuôi 2 hay 3 con. Nhiều hơn con số ấy nghĩa là số con quá đông đúc thì vấn đề kiếm miếng ăn sẽ gay go. Trường hợp ấy, hổ mẹ hay hổ bố phải "thịt" bớt con đi ! (Đặc tính này thường thấy xảy ra ở một số loài thú rừng ăn thịt, ở hang; chúng còn ăn những con non ẽo uột, quặt quẹo ốm yếu...) Ngẫu nhiên thành sự chọn lọc duy trì một nòi giống khoẻ mạnh. Được 4 tháng, hổ con đã biết theo mẹ đi săn mồi, hổ mẹ dạy con cách rình mồi, dán bụng sát đất trườn tới, phóng tới, phóng lên chụp phủ đầu, cách xé thịt như thế nào, cách thức mang kéo, lôi con mồi về một nơi kín đáo trước khi ăn... Dù sống ở rừng, hổ trưởng thành không bao giờ leo cây, ngược lại khi còn nhỏ, chúng rất thích leo trèo trên những cành cây thấp để nô đùa.

Bầy con càng lớn thì khu vực săn mồi càng nới rộng. Hổ con dần dần đã có khả năng tham gia đắc lực vào việc bắt mồi. Cho đến khi được 2-3 tuổi thì chúng mới bắt đầu phân tán mỗi con một nơi, cách xa nhau để sống 1 cuộc đời tự lập. 

Hổ chẳng những nhảy xa mà còn nhảy cao đến 5 mét. Những đêm trăng, hổ thường nhằm "chị Hằng" làm đích để tập nhảy cao, rèn luyện động tác cho thuần thục. Do đó các cụ ngày xưa hay gọi hổ là :" Ông thầy nghề võ". Hàng rào lởm chởm, cọc nhọn của các trang trại chăn nuôi gia súc với nó chẳng ra mùi gì. Nó có thể cõng nổi một con bò tơ, nhảy qua như không ( Tất nhiên là phải có khoảng đất rộng, hổ mới lấy đà phóng tới, nhảy cao được.) Ở các khu vườn bách thú khác, người ta làm hàng rào sắt chỉ cao hơn 3m mà vẫn giam chân nó được bởi diện tích giới hạn của sân chuồng ko cho phép hổ phóng xa. Mà đã không thể phóng xa tất không thể nhảy cao. 

Hổ có thể săn mồi ban ngày. Nhưng khi hoàng hôn xuống, mặt trời vừa chớm lặn mới chính thức là lúc hổ bắt đầu hoạt động. Nó men theo rình phục kích bên các lối mòn mà các loài thú rừng thường qua lại, rời chỗ trú ẩn kiếm ăn hoặc đi uống nước.

Khứu giác và thính giác hổ khá tinh vi, nên đánh hơi và nghe tiếng động xuôi gió từ xa rất giỏi, biết tránh được phần nào các bẫy rập do người đặt ra. Dù vậy vẫn thua heo rừng. Đi ngược hướng gió thì nó không nghe rõ và đánh hơi chậm. Thị giác kém vì tầm mắt hổ luôn luôn bị giới hạn bởi những bụi lùm, cây cối sum suê hay cao ngất, nên hổ vẫn quen nhìn gần. Nhược điểm này không trở ngại gì nhiều với các loài thú sống trong rừng rậm nói chung.

Chiến thuật của hổ là tấn công chớp nhoáng. Dù thân hình to lớn như vậy nhưng động tác của nó rất nhanh nhẹn, mềm mại. Nó di chuyển nhẹ nhàng, êm như ru, đôi khi còn bò ép cả cái thân hình dẹp lép xuống sát đất - điều kiện tất yếu sinh tử - có thể mới săn được mồi; bởi thú rừng nhiều con cũng tinh khôn, chạy nhanh nhảy giỏi, không dễ bắt. Với tốc lực 80 km/h, nó nhảy vọt tới, vồ ngay. Nếu con mồi tránh thoát, nó cũng đứng dậy dang "tay" (hai chân trước) ra ngăn không cho chạy, hoặc đã chạy rồi thì nó nhảy cao qua khỏi đâu để đón đường. Bàn "tay" hổ rất mạnh. Những thú lớn như heo rừng, nai, sơn dương,... nó chỉ vả một cái đủ gãy đốt xương cổ, khiến con mồi chết ngay,

Đặc tính của hổ là từ trên cao, chụp xuống vồ mồi. Cho nên người đi rừng khi muốn ngủ, chỉ cần cắm chặt bốn cây tre hoặc nứa vót nhọn cắm bốn bên như cắm bốn góc cọc màn. Rồi cứ nằm, ngồi vào giữa vào bốn cọc đó. Hổ cũng rất sợ lưới. Người ngủ trong màn (mùng) nó chỉ ngồi rình, canh bên ngoài, đợi khi chui ra mới lao ra vồ chứ không bao giờ bắt người trong màn. Nó sợ móng xoè ra, vướng phải màn như vướng lưới, không gỡ ra được. Năm 1957, anh Tôn và anh Đán (miền Nam tập kết) đi làm gỗ về, ngủ trong màn tại đèo Pha-đin, từ 12 giờ khuya đến 5 giờ sáng, hai con hổ rình bên ngoài, rỏ giãi cả đống, trời sáng mới bổ đi

Người ta cũng thường nói: " Cẩu khử hổ, hổ Khử thạch". Đi trong rừng, sự hổ thì phải cầm hai hòn đã đánh vào nhau canh cách, cũng như gặp chó thì ngồi thụp xuống đất, chó sợ nhặt đất đá ném. Hổ nghe đá đánh nhau canh cách, lạ, không biết tiếng gì sẽ lủi đi. Điều này tôi chưa có kinh nghiệm thực tiễn, không chắc quả đúng vậy không?

No comments:

Post a Comment

Các bạn hãy trả lời Mail để nhận sách miễn phí nha

Văn Bản

RubyBook

Chào mừng các bạn đến với trang blog của mình.Nếu cần những cuốn sách nào theo yêu cầu của các bạn xin gửi mail cho mình theo địa chỉ mail bên dưới nhé




Liên Hệ Với Chúng Tôi

Name

Email *

Message *