Tiên nữ – nhân vật tưởng chừng chỉ tồn tại trong truyền thuyết – nay đã được khẳng định là có thật bằng những chứng cứ xác thực đầu tiên. Một người đàn ông (xin được giấu tên) ở Derbyshire đã phát hiện di hài huyền thoại trên con đường cổ xưa từ thời La mã, nằm giữa hai làng Duffield and Belper. “Hôm đó như thường lệ, tôi dắt chó đi dạo qua khu mộ cổ Iron Age thì bất chợt con vật cưng cất tiếng sủa và tỏ thái độ khác thường. Nó cứ quay đầu về phía ngôi mộ mà sủa và nhất định không chịu rời bước, bất chấp tôi có lôi kéo thế nào. Thật là điều bất thường vì hàng ngày chúng tôi vẫn đi qua đây, mà nó có bao giờ hành xử khác lạ như thế. Tò mò, tôi tiến lại gần khu mộ…
Đập vào mắt tôi là cảnh tượng ngỡ như trong truyện cổ: một mô đất sạt xuống, mở ra một đường hầm đen ngòm rộng chừng nửa mét. Chắc chắn là trước đây, tôi chưa nhìn thấy hầm tối này bao giờ. Tôi quỳ gối xuống để quan sát rõ hơn, cảm nhận rõ làn gió hun hút lạnh buốt phả vào mặt – chứng tỏ, hầm rất sâu.
Tôi bấm đèn pin ở chìa khóa xe và căng mắt nhìn cho rõ. Chính lúc ấy, vật thể lọt vào tầm quan sát làm tôi giật nảy mình: cách tôi chưa đầy 3 bước chân, một thi hài nhỏ xíu còng queo nằm trơ trọi trên đất. Phản xạ đầu tiên, tôi toan chạy đi báo cảnh sát – rất có thể đó là một đứa bé chết non. Nhưng khoan, thi hài này nhỏ hơn nhiều so với 1 đứa bé sơ sinh, và quan trọng hơn cả, sau lưng nó còn một đôi cánh tiên mỏng dính. Tôi dùng que khều nó lên, như vẫn không tin nổi vào mắt mình rồi bỏ vào cái túi nylong (định để dành đựng phân chó”.
Không do dự, người đàn ông rút điện thoại gọi cho vợ. Hai vợ chồng thận trọng đặt xác “tiên nữ” vào trong 1 hộp thiếc đựng bánh, sau đó giấu trong ga-ra ôtô. Ngày hôm sau, cảnh sát ngay sau khi được thông báo đã tới đem thi hài đi giám định và phân tích.
Không chỉ một xác tiên
“Là một trong số ít những chuyên gia hiện tượng kỳ bí ở Derbyshire, tôi không bất ngờ khi cảnh sát viếng thăm nhờ giám định một thi thể lạ lùng – mặc dù lúc đó sự việc vẫn còn giấu kín nhằm tránh những rùm beng từ phía phương tiện truyền thông đại chúng.
Đích thân người đàn ông phát hiện ra khu mộ bí ẩn đã dẫn tôi trở lại nơi tìm ra thi hài.
Thật bất ngờ, càng tìm kiếm chúng tôi càng phát hiện ra nhiều xác tiên nữ – tất thảy trên 2 chục xác với các mức độ khô cứng khác nhau. Không hiểu bằng cách nào mà chúng được bảo quản nguyên vẹn một cách đáng ngạc nhiên, tới mức có thể thấy rõ cả những chiếc móng tay và lông mi bé xíu. Kỳ lạ hơn nữa khi một lần tình cờ, tôi chợt nhận ra dường như có bàn tay ai đó đang cố gắng lấp lại đường hầm bí hiểm”.
Những bức chụp X-quang tiết lộ những điều vô cùng thú vị: về cấu tạo sinh học, di hài tiên nữ chẳng khác gì bộ xương của một bào thai vừa mới thành hình, tuy nhiên, những đốt xương rỗng tuếch khiến trọng lượng cơ thể chúng nhẹ nhàng hơn nhiều. Đáng ngạc nhiên, “tiên nữ” cũng có rốn – điều này cho thấy những sinh vật này cũng duy trì nòi giống theo cách của con người, mặc dù chúng không có bộ phận sinh dục hoàn chỉnh.
Không dám khẳng định chính xác những xác khô này đã tồn tại bao lâu, nhưng mức độ ướp khô cho thất chúng ít nhất phải trên 400 năm tuổi.
Nhưng do đâu mà những sinh vật kỳ bí này luôn bị coi chỉ là nhân vật hoang đường trong truyền thuyết. Các chuyên gia sinh vật bí hiểm cho rằng, khả năng hòa trộn với môi trường quá tốt đã giúp chúng lọt khỏi tầm mắt con người cho đến tận ngày nay. Sắc tố đặc biệt trên cánh và da khiến chúng như “tan” vào những tán lá xanh cao chót vót – nơi chúng cư ngụ thường xuyên và hầu như không bao giờ mạo hiểm sà xuống dưới đất. Vào mùa đông lạnh giá, chúng rút lui vào hang động sâu trong lòng đất.
Những di hài phát hiện ở Derbyshire là bằng chứng hiển hiện rằng, truyền thuyết không hoàn toàn là những điều tưởng tượng.
No comments:
Post a Comment