Tuesday, August 9, 2011

Niềm kiêu hãnh của loài sói - chúa tể của những khu rừng đêm

Loài sói từ trước đến nay được nhắc đến như một nỗi ám ảnh của những khu rừng tối lang thang dưới ánh trăng cùng tiếng ru rợn người.Sói thường hợp thành đàn khi đi săn và có thể đạt vận tốc nhanh bằng một quả tên lửa,trong bầy đàn của sói có một sự phân chia giai cấp rõ ràng và mọi thứ đều phải tuân theo sự sắp xếp của con đầu đàn.Không nổi danh và được nhiều người ưa thích như sư tử hay hổ báo nhưng sói là sát thủ thầm lặng và đáng sợ.Và sau đây “vua sói” tôi xin giới thiệu cho các bác một số thành viên trong đại gia đình nhà sói.



loài vật sống dưới ánh trăng

1/Sói xám
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Mammalia
Bộ (ordo): Carnivora
Họ (familia): Canidae
Phân họ (subfamilia): Caninae
Tông (tribus): Canini
Chi (genus): Canis
Loài (species): C. lupus

Chó sói xám (pháp khoa học: Canis lupus) là một loài động vật có vú thuộc bộ Carnivora. Sói xám là thành viên lớn nhất trong họ Canidae và cũng là loài chó sói nổi tiếng nhất. Chiều cao vai của nó dao động trong khoảng từ 0,6m đến 0,9m (26–36 inch) và thông thường có trọng lượng từ 32 đến 62 kilôgam (70–135 pound). Như những phân tích bằng phương pháp xác định trình tự DNA và các nghiên cứu phiêu biến di truyền, chó sói xám có chung tổ tiên với chó nhà (Canis lupus familiaris).


Chó sói xám dã từng có số lượng lớn ở phần lớn khu vực Bắc Mỹ và đại lục Á-Âu. Tuy nhiên, do kết quả của việc tàn phá các khu vực sinh sống và săn bắn phổ biến, ngày nay sói xám chỉ sinh sống ở một số khu vực hạn chế trên lãnh địa sinh sống trước đây của chúng. Trong một số khu vực nhất định, chó sói xám được liệt vào loài có nguy cơ hay loài bị đe dọa dù nhìn tổng thể thì sói xám vẫn là loài ít quan tâm theo Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên thế giới. Chó sói xám vẫn bị săn bắt ở nhiều khu vực trên thế giới như một môn thể thao hay nhằm loại bỏ nguy cơ đe dọa cho đàn gia súc. Người ta cho rằng Kazakhstan hiện là quốc gia có số lượng chó sói xám lớn nhất thế giới, với số lượng khoảng 90.000 con, so với số lượng 60.000 con sống ở Canada. Là những động vật săn mồi siêu hạng, sói xám là một bộ phận không thể tách rời của hệ sinh thái mà nó sinh sống. Sói xám sống trong các khu vực: rừng, sa mạc, núi, lãnh nguyên, rừng taiga, và thảo nguyên và những vùng băng tuyết lạnh lẽo.

Hình này đã được thu nhỏ. Bấm vào đây để xem hình với kích cỡ đầy đủ. Hình có kích thước nguyên gốc là 1024x768.



2/Sói đỏ
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Mammalia
Bộ (ordo): Carnivora
Họ (familia): Canidae
Phân họ (subfamilia): Caninae
Tông (tribus): Canini
Chi (genus): Cuon

Hodgson, 1838 Loài (species): C. alpinus
Chó sói đỏ hay chó sói lửa, sói lửa, sói đỏ (danh pháp khoa học: Cuon alpinus, đồng nghĩa: Canis alpinus) là một loài thú ăn thịt thuộc họ Chó (Canidae), thành viên duy nhất của chi Cuon.

ĐẶC ĐIỂM

Thân dài 90 cm, đuôi dài hơn 30 cm, với bộ lông màu hung đỏ. Thức ăn của loài sói đỏ là các loài động vật như nai, hươu v.v. Chúng đi săn theo bầy đàn với số lượng từ 7-20 con, có nhiều khi chúng tấn công vào các bản làng để kiếm thức ăn.

PHÂN BỐ

Sói đỏ có nguồn gốc từ Nam Á. Khu vực phân bố của nó là từ 10° vĩ nam tới 55° vĩ bắc; 70° kinh đông tới 170° kinh đông. Khu vực phân bố lịch sử của nó trải rộng từ Ấn Độ tới Trung Quốc và kéo dài xuống tới Malaysia và Indonesia, với đảo Java là giới hạn phía nam. Trong vài thập niên gần đây, đã mất đi mất lượng lớn môi trường sống của nó và các khảo sát hạn chế đã chỉ ra rằng có sự suy giảm và phân mảnh nghiêm trọng của khu vực phân bố lịch sử này. Khu vực phân bố hiện tại của sói đỏ trải dài từ biên giới với Nga và dãy núi Altay ở Mãn Châu (Trung và Đông Á) tới bắc và tây Pakistan và các dải rừng của Ấn Độ, Myanma cùng bán đảo Mã Lai. Các quần thể đông đúc nhất hiện tại có lẽ ở Trung (đặc biệt là vùng cao nguyên), Tây và Bắc Pakistan và Nam Ấn Độ.

Sói đỏ thích ứng với một loat các môi trường sống. Thông thường nó sinh sống trong các môi trường rừng cây lá sớm rụng khô và ẩm cũng như rừng nhiệt đới rậm rạp như các rừng mưa nhiệt đới, để có sự ẩn nấp tốt cho việc săn mồi. Nó sống trong các khu vực có thảm thực vật dạng rừng nguyên sinh, thứ sinh, thoái hóa, thường xanh và bán thường xanh, các rừng cây gai khô, cũng như thảm rừng-trảng cây bụi. Tuy nhiên, nó cũng có thể sống trong các rừng rậm núi cao, các bãi cỏ và các thảo nguyên thoáng đãng tại Kashmir và Mãn Châu. Phần thứ hai trong tên gọi khoa học của nó, alpinus, gợi ý rằng sói đỏ thường được tìm thấy trong khu vực miền đồi núi. Chúng ưa thích các không gian thoáng đãng nên trong thời gian ban ngày chúng có thể thấy trên các con đường xuyên qua rừng nhiệt đới, các bờ sông và trong các khoảng rừng thưa của rừng nhiệt đới. Sói đỏ sinh sống trong một khoảng rộng kiểu khí hậu mà họ Chó có thể sống – từ vùng lạnh ôn đới tới vùng nóng nhiệt đới, nhưng không thấy có trong các sa mạc.

Các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường sống của nó là nước, sự hiện diện của các loài thú săn mồi lớn khác (sự canh tranh), sự dồi dào của con mồi (các loài động vật móng guốc từ trung bình tới lớn), mật độ dân cư địa phương cũng như các khu vực sinh sản phù hợp.


SINH SẢN

Mùa sinh sản của chúng thường vào tháng 11-2 (năm sau). Thời gian mang thai khoảng 9 tuần, mỗi lần đẻ từ 5-10 con. Chó sói đỏ sống trong bầy đàn rất có tổ chức, nếu có con sói nào bị thương trong đàn chúng cùng mang thức ăn và chia sẻ.

3/Sói Bắc Cực

Sói Bắc Cực - Arctic Wolf có tên khoa học là Canis lupus arctos, thường được gọi là Polar Wolf hay White Wolf. Thuộc Lớp thú (Mammalia) nằm trong Bộ ăn thịt (Carnivora), thuộc Họ nhà chó (Canidae) và là 1 phân loài của sói xám.
Sinh sống chủ yếu tại vùng cực Bắc Canada, Alaska và vùng phía Bắc Greenland




Môi trường sống của sói Bắc Cực cực kỳ khắc nghiệt và lạnh giá. Trong tháng 4, nhiệt độ không khí hiếm khi tăng cao hơn -40°C (-22°F), mặt đất là vĩnh viễn đông lạnh. Rất nhiều nhà khoa học trên thế giới đã đi vào cái thế giới khắc nghiệt trong suốt mùa đông dài, tối đó để tìm hiểu về loài vật này.
Ngay cả phần lớn những người Inuit - những người dân bản địa sống ở cực Bắc Canada, Greenland, Alaska, Siberia cũng chỉ sinh sống ở những vùng phía Nam so với sói Bắc Cực. Kết quả là, đời sống chi tiết của loài sói Bắc Cực qua nhiều năm nghiên cứu hầu như không rõ.

Loài sói Bắc Cực có thể chịu được thời tiết Bắc Cực - 1 trong những vùng đất khắc nghiệt nhất Trái Đất. Nó có thể sống sót trong điều kiện nhiệt độ dưới 0° trong nhiều năm, sống trong bóng tối tuyệt đối cho 5 tháng mỗi năm và có thể nhịn ăn trong vòng 1 tuần. Cao khoảng 0,62 - 0,77m từ vai, dài 0,9 - 1,5m (3 - 5ft) và cân nặng khoảng 100kg. Trong điều kiện nuôi nhốt, 1 con sói Bắc Cực có thể sống hơn 17 năm còn tuổi thọ trung bình trong điều kiện tự nhiên chỉ có 7 năm.
Khi đi săn, chúng thường đi từ 2 đến 20 con. Chúng sống trong 1 nhóm gia đình nhỏ: 1 cặp giống và bầy sói con. (Thường là 5 - 8 thành viên)

Sói Bắc Cực săn chủ yếu là: tuần lộc,bò xạ,thỏ bắc cực..... .Sói Bắc Cực gần như không bao giờ tấn công con người. Do sự khan hiếm thức ăn nên chúng buộc phải di chuyển trên những cánh đồng tuyết trắng và lãnh nguyên rộng mênh mông, phạm vi hoạt động lên đến 2.600 km vuông và theo chân những đàn tuần lộc di cư về phía Nam trong mùa đông. Sói Bắc Cực có khả năng chịu đựng cái lạnh giá như thế nhưng chúng không phải là loài chạy nhanh nên việc mai phục con mồi tại những bụi cỏ là điều quyết định thành quả đi săn của chúng.

Một con sói Bắc Cực trưởng thành sở hữu 42 chiếc răng - vũ khí chính cho những cuộc đi săn. Chúng ăn tất cả những gì thuộc về con mồi của mình, kể cả xương. 1 con sói Bắc Cực có thể ngốn 9kg (20pounds) thịt trong 1 bữa ăn. Chúng thường mang thức ăn về cho những chú sói con đang đói từ những cuộc đi săn.Do sói Bắc Cực không thể nào đào hang tại vùng đất Bắc Cực băng giá vĩnh cửu này, chúng phải sử dụng những hang động tự nhiên, dưới những vòm đá trồi ra từ vách núi làm nơi trú ngụ.




Những con sói Bắc Cực cái sau khi mang thai khoảng 63 đến 75 ngày, chúng sinh vào khoảng cuối tháng 5 đến đầu tháng 6. (Với sói xám là khoảng trước đó 1 tháng)
Sói mẹ đẻ mỗi lứa 2 hoặc 3 con, thậm chí có thể đến 12 chú sói con. (Nhưng đây chỉ là trường hợp hiếm gặp). Đối với sói xám là 4 hoặc 5 con sau mỗi lứa sinh.Sói Bắc Cực con sau khi sinh ra không có khả năng nhìn và nghe, nặng khoảng 0,45kg (1pound).
Sói con phụ thuộc hoàn toàn vào sói mẹ về thức ăn và sự bảo vệ. Khi sói con được 3 tuần tuổi, chúng có thể ra khỏi hang. Những con sói trưởng thành khác trong nhóm sẽ chăm sóc các chú sói con cho đến khi mẹ của chúng trở về cùng với thức ăn.

4/Sói đồng cỏ
Chó sói đồng cỏ giống chó sói nhưng nhỏ hơn ,cùng màu lông xám,đuôi xù và tai vểnh cao.tổng chiều dài dài cơ thể hiếm khi đạt đến 100cm, và thậm chí con đực lớn nhất cũng nặng không quá 20kg.



Từ khi người châu âu đặc chân lên châu mỹ,ban đầu sói sống chủ yếu ở các vùng phía tây bắc mỹ nhưng sau đó mở rộng đáng kể và đến bây giờ là hầu hết các nơi khắp bắc mỹ,từ những vùng ở new England với quần thể đông đúc trải dài xuồng phía nam đến tận trung mỹ.ở vài nơi nhất là vùng đông bắc có sự lai giữa sói đồng cỏ và quần thể sói khác tạo nên một loại sói đồng cỏ mới lớn hơn và có tính thích nghi cao hơn.

Thức ăn của sói đồng cỏ là chuột,chuột vàng,thỏ,hươu và hữu nhũ lớn khác(thường là xác thối) và thậm chí cả cá và thủy động vật khác.Dù thường sống đơn lẻ nhưng đôi khi chúng cùng tụ tập thành bầy để săn mồi hay ăn xác thối.Có khi chúng ăn động vật nuôi,đặc biệt là cừu.Vì vậy sói đồng cỏ là tiêu biểu của các cuộc vận động nhằm kiểm soát số lượng của chúng và hiện thời cũng thu được kết quả nhất định.

Bonus:người sói




sinh vật sinh ra từ bóng tối và lẫn quất trong những khu rừng đêm


Thuật ngữ Lycanthropie có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Lucanthropos có nghĩa là người sói. Nó chứa đựng một niềm tin rằng con người có thể biến thành sói. Từ thời kỳ cổ đại cho đến cuối thế kỷ XVI ở Châu Âu có rất nhiều những vụ án, thậm chí có những giai đoạn lan tràn như một dịch bệnh trong xã hội, rất nhiều người sói đã bị hành hình hoặc hỏa thiêu bởi phán quyết của các hội đồng xử án của tòa án dị giáo thời đó.Trong thực tế người sói còn đồng nghĩa với một rối loạn tâm thần, trong giai đoạn này bản thân người sói có hoang tưởng mình đã biến thành sói, sau đó hoang tưởng này còn kết hợp với những trạng thái trầm uất, hưng cảm hay kích động điên loạn.

Đầu thế kỷ XX, hiện tượng người hóa sói được xem như là một triệu chứng lâm sàng có thể thấy ở rất nhiều các rối loạn tâm thần và bệnh thực thể. Ngày nay chúng ta vẫn thấy những trường hợp người hóa sói được mô tả trên thế giới rất đáng chú ý.

Hoang tưởng hóa sói và truyền thuyết:


Niềm tin con người có khả năng biến thành động vật có từ xa xưa. Người ta thấy trong kinh cựu ước có ghi về một truyền thuyết như sau: Vua Nabuchodonosor đã biến thành một con bò trong 7 năm trời, điều đáng chú ý là sự biến hóa thành bò xuất hiện sau khi ông vua này bị mắc chứng trầm uất. Điều này nói lên rằng: có một sự liên hệ rất sớm được thiết lập giữa câu chuyện người biến thành động vật và bệnh tâm thần.


Những mô tả đầu tiên gợi ra niềm tin con người có thể biến thành sói được tìm thấy ngay ở thế kỷ thứ V trước công nguyên. Herodote nói về một tộc người sống ở ven bờ biển đen có khả năng biến thành sói bằng phép thuật. Ovide đã viết về những người Arcadie và khẳng định họ có niềm tin rằng người có thể biến thành sói. Tác giả này đã viết về nguồn gốc người sói như sau: Lycaon vua của Arcadie có 50 người con trai, thần Zeus một hôm đến thăm giả dạng thành một kẻ ăn mày rách rưới. Nhà vua độc ác sai giết một đứa trẻ làm thức ăn cho thần Zeus. Thần Zeus nổi giận lôi đình phóng sấm sét giết chết cả 50 người con của vua Lycaon và biến tên vua tàn bạo này thành con sói, vương miện biến thành lông, tay biến thành chân nhưng vẫn giữ những vết tích cũ của một tên vua tàn bạo, lông màu xám, vẻ hung bạo, mắt ánh màu bạc man dại.

Vào thế kỷ thứ I sau Công nguyên, Aréteé de Cappadoce miêu tả những người cảm thấy mình biến thành sói như sau: Chúng có một sự thèm khát mãnh liệt buộc chúng lăn xả vào những đàn gia súc và những người nông dân để cắn xé họ và những con gia súc. Chúng thích đi ra kiếm ăn vào ban đêm, hú lên man dại bên những xác chết và thường xuyên lui tới những khu nghĩa địa.

Niềm tin này lưu truyền theo thời gian, nhà thờ công giáo cũng như thời trung cổ với nền văn hóa bảo thủ không mang lại thông tin gì về người sói một cách rõ ràng hơn. Trừ một số người trong giới trí thức hay một số người có liên quan đến nhà thờ đồng ý tuyên truyền những kiến thức về vấn đề này. Phần lớn những câu chuyện về người biến thành sói bắt nguồn từ Hy Lạp và La tinh cổ. Khả năng biến người thành sói giai đoạn này được xem như hành động của quỷ dữ và là hành động của những kẻ dị giáo. Thánh Augustin nêu ra trong tác phẩm của ông có tựa đề “Thiên đường của chúa” thì hiện tượng người sói là do quỷ Satan tạo ra.


Tới thế kỷ thứ XVI thật sự bùng nổ một dịch bệnh người sói. Những vụ xử của tòa dị giáo với những phán quyết khẳng định đây là những hành động của phù thủy, từ đó dẫn đến một phong trào săn lùng tiêu diệt phù thủy và người sói trong thời gian này. Thế nhưng có 2 ông quan tòa dị giáo dòng Dominique đã nghi ngờ sự thật về hiện tượng người sói, hai ông đã viết một cuốn sách mang tựa đề “Chiếc búa của phù thủy” hai ông cho rằng người sói chỉ là một biểu hiện của bệnh tâm thần ít nhất nếu có bị tác động bởi ma quỷ thì cũng chỉ là sau khi bị bệnh tâm thần. Những vụ xét xử người sói lan rộng ở Pháp thời gian này, nổi tiếng nhất là ông quan tòa Henri Boguet ông ta đã từng khoe khoang rằng từ năm 1598 đến 1616 ông đã từng kết án hỏa thiêu không dưới 600 người sói. Nếu tính riêng ở Pháp từ năm 1520 đến năm 1610 có khoảng 30.000 người sói bị hành quyết. Trong giai đoạn này ở châu âu có khoảng 100.000 trường hợp bị hành quyết.

Vụ án người sói nổi tiếng nhất ở Pháp là vụ của Gilles Garnier tại Lyon. Người sói này bắt cóc trẻ em tại Dole từ năm 1570 đến 1573, trong khoảng thời gian này rất nhiều nhân chứng khẳng định đã nhìn thấy một người sói tấn công những nạn nhân. Trong một cuộc săn lùng được tổ chức bởi Pháp viện sở tại, người ta sững sốt thấy Gilles Garnier đang nhai ngấu nghiến một đứa trẻ. Pháp viện tại Dole đã kết án Gilles Garnier hỏa thiêu vì tội biến thành sói.

Vụ án gây dư luận lớn cuối cùng về người sói được ghi nhận vào năm 1603, Jean Grenier xuất hiện ở các cánh đồng, hình dạng sói hù dọa những bé gái cùng lứa tuổi mình. Tòa đã tuyên bố người sói đã ăn thịt nhiều trẻ em. Ban đầu tuyên án hỏa thiêu nhưng sao đó tòa đã nhận thấy những biểu hiện tâm thần của Jean Grenier nên đã thay đổi hình phạt từ hỏa thiêu xuống chỉ bị giam giữ trong một tu viện. Vụ án này đánh dấu sự kết thúc của những vụ án về người sói. Tòa án cuối cùng đã xem như người hóa sói là một bệnh tâm thần kết hợp với sự tác động của ác quỷ và cần thiết phải có một phương pháp điều trị.

No comments:

Post a Comment