Friday, July 15, 2011

Loài mực ống phát sáng kỳ quái mới

Một loài mực ống mới được các nhà nghiên cứu tìm thấy ở khu vực biển nam Ấn Độ Dương.

Loài mực mới được phát hiện.
Mẫu vật có chiều dài khoảng 70 cm và là một "to xác" thuộc họ chiroteuthid. Con mực ống có thân hình dài và mảnh dẻ, từ cơ thể của nó phát ra ánh sáng nhằm thu hút con mồi tới gần để ăn thịt.

Ngoài ra, những xúc tua của nó khá dài so với cơ thể và có hình dạng hơi kì quái khác hẳn với những loài mực ống thông thường được biết tới từ trước.
Mẫu vật trên là một trong số 7.000 mẫu vật được thu thập trong một núi đá ngầm dưới đáy Ấn Độ Dương, sau chuyến thám hiểm năm ngoái do tàu thăm dò IUCN của nhóm bảo tồn đa dạng sinh vật biển của Anh thực hiện.

Mục đích của chuyến thám hiểm kéo dài 6 tuần này nhằm làm rõ những bí ẩn về núi đá ngầm dưới nước ở miền nam Ấn Độ Dương và cải thiện bảo tồn, quản lý các nguồn tài nguyên biển trong khu vực.

Cho đến nay, đã có hơn 70 loài mực ống được tìm thấy từ các núi đá ngầm này, chiếm 20% sự đa dạng sinh học toàn cầu của loài mực.

No comments:

Post a Comment