Responsive Advertisement

Tìm Kiếm

Tuesday, December 21, 2010

Lịch sử phát triển Hàng không mẫu hạm _ Phần 3

Những phát triển thời hậu chiến

Hệ thống phóng thủy lực hiện đại, được cung cấp sức mạnh thủy lực từ các nồi hơi hay các lò phản ứng, được Chỉ huy trưởng C.C. Mitchell Royal Naval Reserve phát minh ra.

Photobucket - Video and Image Hosting

Nó đã được ứng dụng rộng rãi sau khi được thử nghiệm nhiều lần trên chiếc HMS Perseus từ giữa 1950 và 1952 nó cho thấy sức mạnh lớn hơn và độ tin cậy cao hơn những hệ thống phóng dùng khí nén vốn từng được đưa vào sử dụng từ thập kỷ 1930. Hiện tại, chỉ các tàu sân bay dùng năng lượng hạt nhân là có các nồi hơi như một phần trong hệ thống sức mạnh chuyển động của nó, đa phần các tàu sân bay hiện nay được trang bị thiết bị phát hơi chỉ dùng để cung cấp năng lượng cho các máy phóng.

Một sáng chế khác của người Anh là bộ phận chỉ thị độ dốc trượt (glide-slope indicator) (cũng được gọi là "thịt viên"). Đó là một cái đèn được điều khiển kiểu con quay hồi chuyển (gyroscopically-controlled lamp) ở phía hạ cánh của boong, và được phi công đang sắp hạ cánh quan sát thấy, chỉ thị cho anh ta thấy anh ta đang ở quá cao hay quá thấp so với đường lượn xuống chính xác. Nó cũng tính toán sẵn ảnh hưởng của sóng đối với boong. Thiết bị này đã trở nên cần thiết khi tốc độ hạ cánh của máy bay ngày càng tăng lên.

Photobucket - Video and Image Hosting

Hải quân Hoa Kỳ từ sớm đã cố gắn để trở thành một lực lượng hạt nhân chiến lược với kế hoạch chế tạo chiếc USS United States (CVA-58), thuật ngữ CVA, với chữ "A" để biểu thị "hạt nhân". Chiếc tàu này mang các máy ném bom cánh quạt đôi, mỗi chiếc có thể mang một quả bom hạt nhân. Dự án này đã bị hủy bỏ dưới sức ép của lực lượng mới được thành lập gần đây là Không lực Hoa Kỳ, và chữ "A" được dùng lại với ý nghĩa "tấn công." Nhưng điều này chỉ làm chậm sự lớn mạnh của các tàu sân bay. Các vũ khí hạt nhân sẽ được mang ra biển bất chấp sự phản đối của Không quân năm 1955 trên chiếc USS Forrestal, và tới cuối thập niên năm mươi Hải quân đã có nhiều máy bay tấn công trang bị vũ khí hạt nhân.

Hải quân Hoa Kỳ mang vũ khí hạt nhân trên biển theo cách khác bằng cách chế tạo các tàu sân bay có trang bị các lò phản ứng hạt nhân. Chiếc USS Enterprise là chiếc tàu sân bay đầu tiên được cung cấp năng lượng theo kiểu này và những chiếc siêu tàu sân bay này có ưu thế vì kiểu công nghệ đó cho phép chúng hoạt động lâu dài trên biển. Một quốc gia khác duy nhất học theo Hoa Kỳ là Pháp với chiếc Charles de Gaulle.

Những năm hậu chiến cũng chứng kiến sự phát triển của máy bay trực thăng với nhiều khả năng khác biệt so với máy bay chiến đấu. Trong khi các máy bay có cánh cứng thường có nhiệm vụ chiến đấu không đối không và không đối đất thì các máy bay trực thăng được sử dụng để vận chuyển trang thiết bị và con người và có thể được sử dụng trong vai trò chiến tranh chống tàu ngầm với thiết bị siêu âm thả xuống nước và các tên lửa.

Vào cuối thập niên 1950 đầu thập niên 1960, Anh Quốc đã hoán cải một số tàu sân bay cũ của họ thành các tàu sân bay chở quân biệt kích, và những chiếc máy bay trên biển kiểu HMS Bulwark. Để chiến đấu chống lại những ý nghĩa đắt giá của thuật ngữ "tàu sân bay", chiếc tàu loại mới lớp Invincible ban đầu được chỉ định "thông qua boong các tuần dương hạm" và chở các máy bay trực thăng với nhiệm vụ hộ tống. Khi loại máy bay Sea Harrier xuất hiện, chúng đã có thể mang cả máy bay cánh cứng dù có đường băng ngắn.

Các chiến dịch tàu sân bay của Liên hiệp quốc trong Chiến tranh Triều Tiên

Liên hiệp quốc đã thực hiện các chiến dịch tàu sân bay chống lại The United Nations command began carrier operations against the Quân đội Bắc Triều Tiên ngày 3 tháng 7, 1950 để đáp trả lại việc họ tấn công Nam Triều Tiên. Lực lượng tấn công 77 lúc đó gồm các tàu sân bay Valley Forge và HMS Triumph. Trước cuộc đình chiến vào ngày 27 tháng 7, 1953, 12 tàu sân bay Mỹ đã 27 lần tuần tiễu trong vùng biển Nhật Bản như một phần thuộc lực lượng tấn công 77.

Một đơn vị thứ hai, Lực lượng tấn công 95, được dùng làm lực lượng phong tỏa ở Biển Vàng ngoài khơi Bắc Triều Tiên. Lực lượng này gồm một tàu sân bay hạng nhẹ của các nước khối thịnh vượng chung (Triumph, Theseus, Glory, Ocean, and HMAS Sydney) và một tàu hộ tống của Mỹ (Badoeng Strait, Bairoko, Point Cruz, Rendova, and Sicily).

Hơn 301,000 cuộc tấn công từ các tàu sân bay đã được tung ra trong Chiến tranh Triều Tiên: 255,545 vụ bởi các máy bay của Lực lượng tấn công 77, và 20,375 vụ bởi các tàu sân bay hộ tống của Lực lượng tấn công 95. Hải quân Hoa Kỳ và Marine Corps carrier-based thiệt hại 541 máy bay. Hạm đội không quân thiệt hại 86 máy bay trong chiến đấu, và Hạm đội không quân Australia thiệt hại 15 chiếc.

Các chiến dịch tàu sân bay Mỹ ở Đông Nam Á

Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành "một cuộc chiến kéo dài nhất, cay đắng nhất, và đắt giá nhất" (René Francillon) trong lịch sử hàng không hàng hải từ ngày 2 tháng 8 năm 1964 đến 15 tháng 8 năm 1973 trên vùng Biển Nam Trung Quốc. Xuất phát từ hai cứ điểm là (Yankee Station và Dixie Station), tàu sân bay đã hỗ trợ các chiến dịch tấn công ở Nam Việt Nam và tiến hành các chiến dịch ném bom chung với Không quân Hoa Kỳ ở Bắc Việt nam trong các Chiến dịch Flaming Dart, Chiến dịch Rolling Thunder, và Chiến dịch Linebacker.

21 tàu sân bay (tất cả các tàu sân bay tấn công đang hoạt động trong giai đoạn đó trừ John F. Kennedy) được bố trí vào Lực lượng tấn công 77 của Hạm đội số 7 của Mỹ, tiến hành 86 cuộc tuần tra và hoạt động tổng cộng 9,178 trên giới tuyến tại Vịnh Bắc Bộ. 530 thiệt hại trong chiến đấu và 329 chiếc nữa vì tai nạn khi hoạt động, làm thiệt mạng 377 phi công của hải quân, cùng 64 người bị coi là mất tích và 179 người bị bắt làm tù binh chiến tranh. 205 sỹ quan và binh lính trên ba tàu sân bay (Forrestal, Enterprise, và Oriskany) tử trận trong các trận đánh lớn.

Các tàu sân bay hiện nay

Các tàu sân bay thường là những tàu lớn nhất được điều hành bởi các lực lượng hải quân; một chiếc thuộc lớp Nimitz được lắp hai lò phản ứng hạt nhân và bốn turbine hơi dài 1092 ft (333 m) và có giá khoảng 4.5 tỷ US dollar. Hoa Kỳ sở hữu nhiều tàu sân bay nhất với khoảng hơn mười chiếc đang hoạt động, và các tàu sân bay của họ là nền tảng để phô trương khả năng quyền lực Hoa Kỳ.

Chín nước có sở hữu các tàu sân bay là: Hoa Kỳ, Anh Quốc, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Brazil, Italy, Ấn Độ và Thái Lan. Hơn nữa Quân đội giải phóng nhân dân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sở hữu chiếc tàu sân bay cũ của Liên xô chiếc Varyag, nhưng đa số các nhà phân tích hải quân tin rằng họ không có ý định đưa nó vào sử dụng, mà chỉ sử dụng chiếc Varyag để học cách sử dụng các tàu sân bay Trung Quốc trong tương lai. Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Pakistan, Australia, Chile, New Zealand và Singapore cũng đang sở hữu các tàu mang máy bay trực thăng.

Thông thường các tàu sân bay được hộ tống theo bởi nhiều tàu khác, để bảo vệ chiếc tàu to lớn đó, để cung cấp hậu cần, và để tăng khả năng tấn công. Những nhóm này thường được gọi bằng thuật ngữ nhóm chiến đấu hay nhóm tàu sân bay, thỉnh thoảng là một nhóm tàu sân bay chiến đấu.

Các tàu sân bay hiện đại

Việc sử dụng tàu sân bay gần đây gồm trong chiến tranh Falklands, khi Anh Quốc đã có thể chiến thắng trong một cuộc xung đột cách nước họ 8,000 dặm (13,000 km) phần lớn nhờ ở việc sử dụng chiếc tàu sân bay cỡ lớn HMS Hermes và chiếc nhỏ hơn HMS Invincible. Chiến tranh Falklands cho thấy giá trị của những chiếc máy bay kiểu VSTOL – chiếc Hawker-Siddeley Harrier (loại RN Sea Harrier và press-ganged RAF Harriers) trong việc bảo vệ hạm đội và lực lượng tấn công khỏi sự tấn công của các máy bay từ trên bờ và trong tấn công đối phương. Các máy bay trực thăng từ các tàu sân bay được sử dụng để triển khai quân và thu hồi quân lính bị thương.


Photobucket - Video and Image Hosting

Một chiếc Harier đang hạ cánh trên tàu sân bay

Người Mỹ cũng đã sử dụng các tàu sân bay ở Vịnh Péc xích, Afghanistan và để bảo vệ các quyền lợi của họ ở Thái bình dương. Gần đây nhất, trong cuộc tấn công Iraq năm 2003 đã đề cao khả năng của các tàu sân bay trong vai trò căn cứ hàng đầu của không lực Hoa KỲ. Thập chí không có khả năng có nhiều căn cứ không quân ở Trung Đông, Hoa Kỳ vẫn có thể tung ra những cuộc tấn công đáng kể từ các phi đội xuất phát từ các tàu sân bay.

Đầu thế kỷ 21, các tàu sân bay trên khắp thế giới đã có khả năng mang khoảng 1250 máy bay. Hoa Kỳ chiếm hơn 1000 chiếc trong số đó; nước đứng thứ hai là Anh Quốc với hơn 50 chiếc. Anh Quốc và Pháp cả hai đều đang tiến hành mở rộng khả năng về tàu sân bay của họ (với một lớp tàu thông thường), nhưng Hoa Kỳ vẫn giữ vị trí đầu bảng của mình với khoảng cách khá xa.

No comments:

Post a Comment

Các bạn hãy trả lời Mail để nhận sách miễn phí nha

Văn Bản

RubyBook

Chào mừng các bạn đến với trang blog của mình.Nếu cần những cuốn sách nào theo yêu cầu của các bạn xin gửi mail cho mình theo địa chỉ mail bên dưới nhé




Liên Hệ Với Chúng Tôi

Name

Email *

Message *