Responsive Advertisement

Tìm Kiếm

Friday, December 31, 2010

Lá chắn tên lửa Mỹ mạnh đến mức nào?

Hệ thống tên lửa phòng thủ Patriot của quân đội Mỹ được đưa vào trang bị cho lực lượng lục quân Hoa Kỳ từ năm 1982. Hệ thống tên lửa uy lực này luôn được xem là đối thủ số một của các loại tên lửa thuộc các hệ thống phòng không nổi tiếng của Nga như S-300, S-400…. Đây là một trong những loại vũ khí phòng thủ và tấn công quan trọng nhất trong “kho” vũ khí chiến lược của quân đội Mỹ.

Patriot là phương tiện phòng thủ chủ yếu chống lại các mục tiêu trên không như tên lửa đạn đạo và máy bay chiến đấu của đối phương.

Patriot có khả năng cùng một lúc bắt và nhận biết hơn 100 mục tiêu khác nhau, liên tục theo sát được tối đa 8 mục tiêu, đồng thời có thể điều khiển 3 quả tên lửa “găm” vào một trong 8 mục tiêu bị hệ thống ra đa của nó theo dõi.

Patriot sử dụng nhiều loại tên lửa dẫn đường như Standard, ASOJ/SOJC, PAC-2, PAC-2 GEM, GEM/C, GEM/T và PAC-3 với tổng toàn bộ thời gian vận hành từ khâu lắp đặt cho tới lúc khai hoả chỉ mất 45 phút.

Khi bắt đầu được nghiên cứu và chế tạo hệ thống tên lửa Patriot chỉ có thể tiêu diệt được các mục tiêu trên không ở độ cao dưới 30 km và tầm xa khoảng 80 km.

Chính vì những nhược điểm này mà những quan chức quốc phòng Mỹ giai đoạn đó đã quyết định thực thi các chương trình cải tiến hệ thống tên lửa theo các phương án PAC 1 (Patriot Advanced Capability) PAC 2 và PAC 3.

Các dự án PAC này nhằm đạt được các mục đích lần lượt là: Tạo cho các hệ thống tên lửa này có khả năng vô hiệu hoá được các loại tên lửa đạn đạo cấp chiến thuật, chiến dịch; có thể sử dụng các loại tên lửa có sức huỷ diệt và uy lực lớn hơn; hoàn thiện những vấn đề liên quan đến kỹ thuật điện tử để Patriot có thể hoạt động một cách hiệu quả và đồng bộ với những thành tố khác của toàn bộ hệ thống như ra đa, trạm điều khiển hoả lực…

Kết quả từ những dự án nghiên cứu, phát triển và chế tạo này là hệ thống phòng thủ mang tên Patriot được bổ sung thêm những tính năng ưu việt.

Những tên lửa đạn đạo được hệ thống này bắn đi không những có thể tiêu diệt được các tên lửa chiến thuật mà còn có thể cô hiệu hoá được các tên lửa chiến lược với tầm bắn hiệu quả đạt hàng nghìn km.

Đối với quân đội Mỹ, Patriot được trang bị ở cấp tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn được chia thành nhiều đơn vị nhỏ với chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Một tiểu đoàn tên lửa Patriot của Mỹ có thể có từ 550 đến 600 quân.  Mọi quyết định liên quan đến việc bắn tiêu diệt các mục tiêu đều được chỉ huy bởi chỉ huy tiểu đoàn là một Trung tá.

Hệ thống tên lửa Patriot lần đầu tiên được kiểm chứng sức mạnh trên chiến trường thực là trong chiến dịch Bão táp sa mạc (Desert Storm) năm 1991 tại cuộc chiến tranh Vùng Vịnh.

Ngày 25/2/1991, một tên lửa Scud bắn trúng doanh trại Mỹ tại Dharan (Ả Rập), làm 28 quân nhân Mỹ thiệt mạng. Điều tra sau đó cho thấy lỗi phần mềm trong hệ thống đồng hồ điện tử của Patriot là nguyên nhân khiến không cho nó không thể bắn chặn được tên lửa Scud của Iraq.

Bộ pin Patriot tại Dharan lúc đó đã hoạt động 100 giờ, thời điểm mà hệ thống đồng hồ bị lệch 1/3 của một giây. Với một tên lửa với tốc độ bắn nhanh như Scud, điều đó tương đương với việc Patriot bắn lệch mục tiêu đến 600 m. Mặc dù trong thực tế, radar Patriot đã phát hiện được tên lửa đối phương nhưng bởi lỗi đồng hồ nên giàn bắn Patriot lại di chuyển theo hướng không có mục tiêu.

Trong cuộc chiến Vùng Vịnh 2003, Patriot ra trận lần thứ hai. Các báo cáo kết quả sau chiến tranh cho thấy Patriot đã hoạt động rất hiệu quả trong việc bắn chặn được ít nhất 8 tên lửa đạn đạo chiến thuật (TBM-Tactical Ballistic Missile) của Iraq đồng thời bắn chặn được tất cả 11 TBM Iraq bay về phía các căn cứ quân sự lực lượng đồng minh NATO. Hai loại TBM của Iraq là Al Samoud-2 và Ababil-100, đều bị Patriot vô hiệu hoá hoàn toàn.

Patriot được Mỹ bán cho nhiều quốc gia trên thế giới và chủ yếu là những quốc gia được xem là đồng minh thân cận cận của Washington như Anh, Nhật, Đức, Irael, Hàn Quốc…Trong quá trình sử dụng Patriot trên chiến trường thực tế để phòng thủ trong cuộc chiến Iraq, từ 1991 đến nay, Mỹ đã nghiên cứu, cải tiến và thử nghiệm liên tục hệ thống này. Hiện tại hệ thống phòng thủ Patriot đạt độ tin cậy khá cao trong việc phòng thủ tên lửa.

Giới phân tích chính trị quân sự bình luận rằng quân đội Mỹ luôn coi việc bảo vệ lực lượng quân sự và các mục tiêu quan trọng của mình trước lực lượng không quân và tên lửa tấn công của đối phương là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất phải giải quyết trong thời gian tới, đồng thời Patriot cũng được xem là một trong những vũ khí răn đe lợi hại của Washington đối với những quốc gia nào mà Mỹ cho là “cứng đầu khó bảo”.
Trong cuộc chiến này, Patriot lâm trận với nhiệm vụ bắn chặn tên lửa Scud và tên lửa Al Hussein của Iraq. Sau một số sứ mạng không thành công, Patriot đã khiến Bộ Quốc phòng Mỹ thất vọng.

No comments:

Post a Comment

Các bạn hãy trả lời Mail để nhận sách miễn phí nha

Văn Bản

RubyBook

Chào mừng các bạn đến với trang blog của mình.Nếu cần những cuốn sách nào theo yêu cầu của các bạn xin gửi mail cho mình theo địa chỉ mail bên dưới nhé




Liên Hệ Với Chúng Tôi

Name

Email *

Message *