Responsive Advertisement

Tìm Kiếm

Tuesday, December 28, 2010

Điểm danh những động vật lạ thường

Đó là những loài có các đặc điểm, tập tính khá là khác thường đấy! Ngay cả với những người am hiểu nhất về vương quốc động vật, sự đa dạng về chủng loại đôi khi cũng khiến những “cao thủ” ấy phải há hốc mồm vì ngạc nhiên. Thế giới vẫn còn đầy những sinh vật kỳ lạ, khác thường với những đặc tính quái chiêu đi cùng với những cái tên khó nhớ nhất. Dưới đây là “top ten” những sinh vật mà ít người biết mà cũng có thể chưa bao giờ được nghe nói đến luôn.
Cáo đất (Aardwolf)     Có tên khoa học là Proteles cristatus, đây là loài động vật thuộc họ linh cẩu sống ở khu vực Châu Phi (Đông Phi và Nam Phi). Có cái tên “cáo đất” cũng vì tập quán đào đất làm hang của chúng. Thử tra từ điển mà xem tên của loài cáo này và loài lợn đất (aardvark) rất “vinh dự” được nằm ở trang đầu đấy nhé!   Khỉ Douroucoli     Tên khoa học: Aotus trivirgatus, còn có nickname là “khỉ mắt cú” vì đôi mắt màu nâu rất to của mình. Đây chắc hẳn là loài khỉ duy nhất có cuộc sống sinh hoạt về đêm. Khỉ mắt cú có “địa bàn” ở Trung và Nam Phi. Bên dưới cổ của chúng có một cái túi da nhỏ làm cho tiếng kêu rất to và khác biệt với những con khỉ khác.   Sóc mắt to Châu Âu     Loài sóc mắt to (Citellus citellus or Spermophilus citellus) thật khác biệt trong họ nhà sóc. Đành rằng là sóc thì ăn tạp nhưng sóc Châu Âu rất nổi tiếng bởi “khẩu vị” đa dạng của mình, chúng có thể xơi cả thịt chim chóc và chuột đồng cỡ nhỏ.   Fossa (Cryptoprocta ferox)     Đây là loài lớn nhất của họ cầy hương với chiều dài gần 1,5m, sinh sống ở Madagascar. Có hình dáng khá giống với cầy mangut nhưng lại có tập tính của loài mèo. Với bộ lông màu cam nâu khác thường, đây là loài thú bị săn bắn rất nhiều và hiện nay chỉ còn khoảng 3.000 cá thể thôi đấy!   Khỉ lông rậm Saki     Loài khỉ “bờm xơm” này sinh sống ở khu vực Amazon, hầu hết thời gian trong ngày nó chỉ ở trên cây mà thôi. Còn có một tên gọi khác là “khỉ sư” vì đầu rất tròn. Và cũng thật khó để đem khỉ Saki về các vườn thú để mọi người cùng chiêm ngưỡng vì một lý do cực đặc biệt: Chúng sẽ hét toáng loạn lên và sau đó là… chết bởi những sự sợ hãi rất nhỏ nhặt.   Chồn xám chân ngắn     Đây là loài động vật ăn thịt rất hiếm thấy ở vùng miền nam Argentina và Nam Mỹ. Có chiều dài 30cm, lông màu đen và xám, trông chúng vừa giống… rái cá và cả các loài chồn phổ biến khác nữa. Tại Peru, loài chồn này được huấn luyện để đi săn các loài sóc.   Chuột mặt trăng (Moon Rat)     Còn có tên gọi khác là “Nhím lông”, “quê quán” của loài vật kì lạ này nằm ở Đông Nam Á đấy! Bộ lông có màu phổ biến là đen hoặc nâu đậm đối nghịch với cái mặt trắng cùng cái mũi rất dài. Có chiều dài khoảng 25cm, đây là loài động vật ăn côn trùng lớn nhất đấy nhé! Chuột mặt trăng còn nổi tiếng bởi mùi rất mạnh tỏa ra từ tuyến xạ hương của mình   Chồn Bắc Mỹ     Loài thú có vú chuyên ăn thịt này có bản tính rất nhút nhát và có hình dáng bên ngoài hơi giống với gấu trúc Mỹ, chúng còn có những cái tên khác như “mèo sóc” hoặc chồn đuôi dài. Thổ dân ở khu vực Trung Mỹ mô tả loài này là loại “nửa mèo, nửa sư tử núi”. Đây cũng là loài đang bị đe dọa số lượng.   Ta-tu nhỏ     Loài thú có vú thuộc họ Dasypodiae sống ở miền nam Bắc Mỹ và Nam Mỹ chỉ dài vẻn vẹn 115mm, sống tập trung theo bầy trong hang dưới đất vì thế rất hiếm khi gặp được chúng. Ta-tu có biệt tài đào đất để thoát hiểm rất siêu hạng.   Cáo tai to     Loài cáo rất dễ thương này có tập quán hoạt động về đêm, sống tập trung chủ yếu ở phía bắc sa mạc Sahara. Bộ lông của “các em” cáo tai to thường mang màu cát để tiện cho việc ngụy trang nơi sa mạc.   Đôi tai quá khổ chính là thứ “vũ khí” siêu hạng của chúng, nhạy tới mức cáo tai to có thể nghe thấy được tiếng của các loài côn trùng như bọ hung hay châu chấu đang đi trên bề mặt cát cơ đấy! 

No comments:

Post a Comment

Các bạn hãy trả lời Mail để nhận sách miễn phí nha

Văn Bản

RubyBook

Chào mừng các bạn đến với trang blog của mình.Nếu cần những cuốn sách nào theo yêu cầu của các bạn xin gửi mail cho mình theo địa chỉ mail bên dưới nhé




Liên Hệ Với Chúng Tôi

Name

Email *

Message *