Responsive Advertisement

Tìm Kiếm

Friday, December 31, 2010

Ba mẫu xe tăng ‘yểu mệnh’ của quân đội Mỹ

Đầu những năm 1980, quân đội Mỹ triển khai chương trình phát triển hệ thống vũ khí cho lính dù (AGS) với ba ứng cử viên sáng giá Stingray, M8 Buford và Expeditionary Tank. Ba mẫu xe tăng Stingray, M8 Buford và Expeditionary Tank đều cùng thuộc dòng xe tăng hạng nhẹ, cùng ra đời trong khoảng thời gian những năm 1980 và cùng bị quân đội Mỹ “hắt hủi” không sử dụng.
Xe tăng hạng nhẹ Stingray
Xe tăng hạng nhẹ Stingray do doanh nghiệp tư nhân Cadillac Gage thiết kế chế tạo. Nguyên mẫu đầu tiên Stingray hoàn thiện năm 1985. 
Stingray bọc lớp giáp mỏng có thể chống lại đạn cỡ 14,5mm. Tuy nhiên, người ta hoàn toàn có thể lắp thêm giáp bảo vệ. 
Stingray trang bị pháo nòng xoắn 105mm, bắn các loại đạn tiêu chuẩn của NATO. Dự trữ đạn trong xe khoảng 32 viên, kíp lái phải thao tác nạp đạn thủ công. 
Vũ khí phụ gồm một súng máy đồng trục 7,62mm và một súng máy phòng không 12,7mm trên nóc tháp pháo. 
Xe tăng Stingray do kíp lái bốn người (trưởng xe, pháo thủ, nạp đạn và lái xe) điều khiển. 
Xe lắp động cơ diesel Detroit 8V – 92TA 535 mã lực. Động cơ, hộp số, hệ thống treo và xích của Stingray đều là bộ phận tiêu chuẩn, sử dụng để giảm chi phí. 
Dường như, dòng xe tăng hạng nhẹ không hề được quân đội Mỹ coi trọng nên Stingray không thể có bất kỳ một hợp đồng nào. Rất may, cuối cùng Stingray cũng tìm chỗ đứng trong quân đội Thái Lan khi họ đồng ý “tiếp nhận” 106 chiếc.
Stingray đi vào phục vụ trong lực lượng tăng – thiết giáp lục quân Thái Lan năm 1988. Dẫu sao, Stingray vẫn còn may mắn hơn hai người “đồng đội” M8 Buford và Expeditionary Tank.
Ba mau xe tang yeu menh cua quan doi My
 
Ba mau xe tang yeu menh cua quan doi My
 
Ba mau xe tang yeu menh cua quan doi My
 


Xe tăng hạng nhẹ M8 Buford
Với mục đích tăng cường hỏa lực cho đơn vị lính dù, những năm 1980 quân đội mỹ triển khai chương trình hệ thống vũ khí cho lính dù (Airborne Gun System – AGS) để lựa chọn một loại xe tăng hạng nhẹ hỗ trợ cho lính dù và để sớm thay thế tăng hạng nhẹ M551 Sheridan. 
Nguyên mẫu của M8 ra đời năm 1985 mang tên XM – 8, năm 1996 loại tăng này chính thức được lựa chọn cho chương trình vũ khí lính dù và đặt tên lại là M8. 
M8 Buford sử dụng kết cấu giáp tổng hợp thép và nhôm. Nếu cần thiết, ngoài lớp giáp chính có thể lắp giáp mô đun Titan hoặc giáp phản ứng nổ. Giáp trước của M8 với  mô đun giáp tăng cường bảo vệ xe chống đạn xuyên giáp cỡ 30mm. Vì vậy, M8 chỉ thích hợp cho nhiệm vụ hỗ trợ bộ binh từ khu vực kín đáo, có bảo vệ, tuyệt nhiên không thể đối đầu trực diện các loại tên lửa chống tăng của đối phương. 
Xe tăng M8 Buford hoàn thiện với pháo nòng xoắn M68A1 105mm hoặc pháo Rheinmetall XM35 cùng kết hợp thiết bị nạp đạn tự động cho phép pháo chính đạt tốc độ bắn lên tới 12 viên/phút. Khoang chứa đạn dự trữ đặt gần lái xe, có độ an toàn cao. Trong một cuộc thử nghiệm, khi xe bị vũ khí chống tăng đánh trúng, khoang đạn đã không bị hỏng. Điều này chứng minh khả năng đảm bảo sống sót cao cho tổ lái.
Vũ khí phụ của M8 gồm súng máy đồng trục cỡ 7,62mm và súng máy phòng không 12,7mm trên nóc tháp pháo. 
Xe lắp động cơ diesel Detroit Diesel 6V – 921A, đạt tốc độ tối đa 72 km/h, tầm hoạt động 483 km. M8 Buford được vận chuyển bằng các vận tải cơ C – 130, C – 141, C – 17 và C – 5 và “nhảy dù” xuống mặt đất. Khi chương trình phát triển vũ khí cho lính dù hủy bỏ, M8 Buford không còn được phát triển.
Ba mau xe tang yeu menh cua quan doi My
 
Ba mau xe tang yeu menh cua quan doi My
 
Ba mau xe tang yeu menh cua quan doi My
 

Xe tăng hạng nhẹ Expeditionary Tank
Expeditionary Tank (xe tăng viễn chinh) là tên gọi của một loại xe tăng hạng nhẹ do Teledyne Vehicle Systems phát triển vào năm 1982 để tham gia cuộc tuyển chọn xe tăng cho chương trình hệ thống vũ khí lính dù (AGS). Năm 1985, Expeditionary Tank hoàn thiện và đưa ra trình diễn. 
Năm 1992, trong cuộc tuyển lựa của AGS, mẫu xe tăng XM8 của Unidted Defense CCV – L giành chiến thắng (sau này XM8 đặt tên lại là M8). Expeditionary Tank thất bại chỉ vì hai lý do: nặng hơn XM8 hai tấn và cao hơn 300mm. 
Expeditionary Tank tiếp tục được Teledyne tiếp thị nhưng không đem lại bất kỳ một đơn đặt hàng nào. Cuối cùng, người ta đã tiến hành dự án phát triển xe hỗ trợ hỏa lực Stryker lắp tháp pháo Expeditionary Tank, dự án này đã tỏ ra có hiệu quả. Năm 2007, quân đội Mỹ đưa vào biên chế Stryker. 
Expeditionary Tank dài 7,49 mét, rộng 2,69 mét, cao 2,8 mét và nặng 19 tấn. 
Hệ thống bảo vệ của Expeditionary gồm: giáp thép độ cứng cao chống đạn súng tiểu liên, mảnh vỡ đạn pháo, nếu cần thì cũng có thể lắp thêm mô đun giáp tăng cường; bên trong xe trang bị hệ thống chữa cháy tự động và hệ thống phòng vệ chống xạ - sinh – hóa (NBC).  Tổ lái được ngồi trong khoang bọc thép đặt sau xe, đây là điểm nổi bật của Expeditionary Tank nhưng điều này cũng làm cho tầm nhìn, quan sát của tổ lái hạn chế nhiều.
Expeditionary Tank trang bị pháo nòng xoắn M35 105mm, đặt ở đuôi xe nơi tổ lái ngồi, pháo kết hợp thiết bị nạp đạn tự động ổ quay (9 viên đạn luôn có trong ổ). Vũ khí phụ có một súng máy M240 7,62mm  với 400 viên đạn. Thùng tiếp đạn đặt phía sau xe chứa 21 viên cỡ 105mm và 3.600 viên cỡ 7,62mm. 
Hệ thống vũ khí của Expeditionary được đánh giá là không ổn định, thường xuyên xảy ra hỏng hóc. Ngay cả đối với dự án xe hỗ trợ hỏa lực Stryker cũng gặp vấn đề khó khắc phục này. 
Hệ thống điện tử của Expeditionary khá hiện đại gồm: máy tính điều khiển hỏa lực M21, đo xa laze AN/VVG – 2, kính ngắm nhiệt ảnh AN/TAS – 4 và kính ngắm cho lái xe AN/VVS – 2 (V). 
Expeditionary Tank lắp động cơ diesel Cummins VTA – 903T cho phép chạy tốc độ tối đa 80 km/h, tầm hoạt động 480km. 
Năm 1996, chương trình phát triển hệ thống vũ khí cho lính dù bị hủy bỏ. Mẫu xe tăng M8 được lựa chọn không còn cơ hội xung trận, trong khi Stingray tìm được chỗ đứng trong quân đội Thái Lan còn Expedtitionary Tank tận dụng phát triển xe hỗ trợ hỏa lực Stryker.
Ba mau xe tang yeu menh cua quan doi My
 
Ba mau xe tang yeu menh cua quan doi My
 
Ba mau xe tang yeu menh cua quan doi My

No comments:

Post a Comment

Các bạn hãy trả lời Mail để nhận sách miễn phí nha

Văn Bản

RubyBook

Chào mừng các bạn đến với trang blog của mình.Nếu cần những cuốn sách nào theo yêu cầu của các bạn xin gửi mail cho mình theo địa chỉ mail bên dưới nhé




Liên Hệ Với Chúng Tôi

Name

Email *

Message *